Phương pháp xử lý nước thải phòng thí nghiệm hiệu quả
Liên hệ

Phương pháp xử lý nước thải phòng thí nghiệm hiệu quả

Phương pháp xử lý nước thải phòng thí nghiệm hiệu quả

Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm đòi hỏi quy trình kĩ thuật khắt khe, sẽ được Toàn Á JSC trình bày ở bài viết sau đây

Nội dung bài viết

    Đặc tính nước thải phòng thí nghiệm

    Để xây dựng được một hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm phù hợp trước tiên người sử dụng cần hiểu rõ nguồn nước thải xử lý có đặc điểm như thế nào?

    Nước thải trong phòng thí nghiệm không có chu kỳ nhất đinh, và các thành phần của nó cũng rất phức tạp. Mỗi phòng thí nghiệm có tính chất khác nhau như phòng thí nghiệm trường học, phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, phòng thí nghiệm môi trường, thí nghiệm thiết kế vi mạch, nghiên cứu hạt nhân, hóa lý,… Vì vậy, chất lượng của nước thải cũng đa dạng, phụ thuộc vào hướng nghiên cứu, loại hình thí nghiệm, loại hóa chất và lượng chất hóa học dùng trong các phân tích.

    Trong hoạt động phòng thí nghiệm, nước thải xuất phát từ 2 nguồn chính:

    • Nước thải sinh hoạt của cán bộ, nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm.
    • Nước tẩy rửa các vật dụng thí nghiệm, thùng chứa hóa chất.

    Xả thải trực tiếp chất thải phòng thí nghiệm ra môi trường có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm nghiêm trọng. Đồng thời, quy định pháp pháp luật môi trường Việt Nam ngày càng chặt chẽ đòi hỏi có một phương án xử lý để đảm bảo an toàn nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường. 

    Quy trình công nghệ xử lý nước thải phòng thí nghiệm

    Quy trình công nghệ xử lý nước thải phòng thí nghiệm

    Phía trên là sơ đồ thiết kế hoàn chỉnh của quy trình xử lý nước thải trong phòng thí nghiệm do Toàn Á JSC đề xuất từ ​​những đặc điểm của nguồn nước thải phòng thí nghiệm.

    Với đặc thù nước thải có hàm lượng BOD, COD cao khó phân hủy sinh học, chúng tôi lựa chọn giải pháp oxy hóa bậc cao để phá vỡ các hợp chất hữu cơ và vô cơ.  Sau đó nước thải được chuyển đến các quá trình xử lý hóa học (keo tụ - tạo bông), và xử lý vật lý (lắng, lọc, hấp phụ), xử lý sinh học (qua bể thiếu khí và bể hiếu khí). Nguồn nước đầu ra loại bỏ được hoàn toàn chất ô nhiễm độc hại.

    Nguyên tắc chung của quá trình Oxy hóa bậc cao là sự phản ứng của Ozone với H2O2.

    • H2O2 + O3 -->  2 OH- + 3O2.

     Gốc OH- là chất có tính oxy hóa khử mạnh, nên có khả năng loại bỏ đến 90% làm lượng COD, BOD5 và SS, tiêu diệt trên 95% chỉ số coliform…

    Quy chuẩn nước thải phòng thí nghiệm

    Sau khi xử lý  nước thải đầu ra tại phòng thí nghiệm đáp ứng được các thông số trong QCVN 28 – 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế, với các thông số kỹ thuật nằm trong bảng như dưới đây:

    Quy chuẩn nước thải phòng thí nghiệm

    Toàn Á JSC chuyên thi công, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm

    Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước, những ưu điểm vượt trội khi bạn lựa chọn dịch vụ của Toàn Á:

    • Hệ thống hoạt động ổn định, quy trình đơn giản, tự động, không cần người có kiến thức chuyên môn kĩ thuật cao trong vận hành máy vẫn có thể sử dụng được.
    • Tuổi thọ công trình cao từ 15 đến 20 năm vận hành, do được lắp đặt bằng những vật liệu, linh kiện chất lượng cao.
    • Chi phí vận hành thấp, giảm thiểu nhiều nhất các chi phí về hóa chất.
    • Toàn Á JSC đảm bảo nguồn nước thải đạt được tất cả các thông số trong QCVN 28– 2010/BTNMT.
    • Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu quý khách có những thắc mắc cần giải đáp và tìm hiểu thêm về quy trình xử lý nguồn nước thải phòng thí nghiệm.

    hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm

    Xử lý nước thải phòng thí nghiệm

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành