Xử lý nước thải mạ Crom
Cr6+ sinh ra trong quá trình mạ Crom để tạo ra một lớp phủ lên kẽm, mạ đồng. Nồng độ trong nước thải xi mạ là 30 - 35 (mg/l), thuộc da là 10 - 15(mg/l) và nước thải sản xuất thuốc nhuộm tóc là 1 - 2 (mg/l). Hàm lượng các chất hữu cơ rất thấp, chủ yếu là chất keo tụ và chất hoạt động bề mặt nên COD và BOD thường rất nhỏ.
Crom tồn tại trong nước dưới 2 dạng: Crom 3+ và Crom 6+. Crom 3+ không có độc tính nhưng Crom 6+ thì vô cùng độc đối với con người và động vật khi uống phải.
Độc tính của Cr6+
- Những người thường xuyên tiếp xúc sẽ có nguy cơ bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, gây ngộ độc dẫn đến tử vong.
- Gây nên các bệnh như lở loét, viêm kết mạc, viêm mũi, ảnh hưởng đến hô hấp.
- Gây ô nhiễm môi trường và đối với đất mà dòng chảy chứa Crom đi qua.
Lợi ích khi xử lý nước thải mạ Crom
- Chuyển Cr6+ độc hại thành Cr3+ lành tính.
- Hạn chế tính độc hại của nước thải có chứa mạ Crom.
- Bảo vệ sức khỏe con người tránh khỏi các nguy cơ gây bệnh.
- An toàn cho môi trường, đời sống con người.
Phương pháp xử lý nước thải crom
Crom rất khó để kiểm soát giới hạn nồng độ trước khi thải ra môi trường. Sử dụng công nghệ xử lý nước thải chứa Crom là một cách được ưu tiên áp dụng để giúp chất lượng đầu ra tốt hơn. Có nhiều cách xử lý Crom. Trong đó, các biện pháp sử dụng thường thấy như: Hóa học, ion hóa,...
Ngoài ra, đối với xử lý các kim loại nặng khác ngoài Crom thì còn có thể sử dụng biện pháp điện hoá, điện hấp phụ, sinh học,... Tuy nhiên, chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu biện pháp xử lý Crom trong nước thải.
Xử lý nước thải mạ Crom bằng các chất hóa học
Phương pháp này còn có tên gọi là kết tủa hóa học. Đầu tiên, muốn chuyển Cr6+ thành Cr3+, sẽ phải dùng đến các tác nhân trong điều kiện axit như SO4/NH4SO3/FeSO4. Tiếp theo đó sẽ dùng CaO/NaOH/Na2CO3 trong điều kiện kiềm để chuyển chất đó thành kết tủa Cr(OH)3, giúp loại bỏ Cr ra khỏi nguồn chất thải.
Khi đó:
- Cr6+ + 3e -> Cr3+
- Cr3+ + 3OH -> Cr(OH)3
Ưu điểm
- Đơn giản, dễ dàng thực hiện.
- Tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Xử lý được nước thải tại các khu có diện rộng như nhà máy, xí nghiệp,...
Nhược điểm
- Cần xử lý thêm bùn thải được tạo ra.
- Tốn kém chi phí xử lý, chôn lấp bùn thải.
Phương pháp trao đổi ion
Xử lý nước thải nhiễm crom bằng cách trao đổi ion hay còn gọi là phương án thuận nghịch, phù hợp để loại bỏ kim loại nặng. Với cách này sẽ thực hiện dựa trên nguyên tắc trao đổi ion dương trên bề mặt hạt nhựa trao đổi với các ion của Cr6+ trong dung dịch điện phân. Sau đó, ta lại sử dụng một chất hóa học khác để tái tạo lại ion dương trên bề mặt hạt nhựa trước đó.
Vật liệu trao đổi thường sử dụng để khử kim loại nặng thường là zeolite tự nhiên và nhựa trao đổi ion hữu cơ hỗn hợp.
Ưu điểm:
- Trao đổi ion ứng dụng cao trong xử lý Crom.
- Phương pháp dễ sử dụng.
- Không tạo ra chất bùn thải.
- Tiết kiệm chi phí chôn lấp bùn thải.
Nhược điểm
Chỉ có thể sử dụng ở quy mô nhỏ như ở các hộ dân. Còn nhà máy, xí nghiệp, trường học,... thì không thể áp dụng được.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp xử lý Crom trong nước thải
Xử lý nước thải chứa crom, có những điều cần chú ý như sau:
Trong quá trình xử lý, pH đóng vai trò rất lớn trong việc ảnh hưởng hiệu suất của quá trình xử lý Cr6+ thành Cr3+. Các yếu tố tác động đến quá trình xử lý Cr6+ trong phương pháp hóa học ngoài độ pH, còn có khối lượng bùn, thời gian,...
- Tùy theo từng loại nước thải, độ ô nhiễm và tài chính của bạn.
- Xử lý dòng thải một cách tối ưu hóa sẽ giúp tiết kiệm đáng kể hóa chất và diện tích xây dựng.
Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Toàn Á để được hỗ trợ sớm nhất. Là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường, Toàn Á luôn đem đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất.