Phương pháp cơ học trong xử lý nước thải là gì?
Phương pháp cơ học xử lý nước thải hay còn gọi là xử lý sơ cấp. Nó có tính quan trọng và cần thiết phải áp dụng trong hầu hết mọi hệ thống xử lý nước thải.
Mục đích chính là loại bỏ rác thô, cặn thô ra khỏi nguồn nước thông qua các biện pháp cơ học đơn giản. Từ đó, góp phần giảm tải áp lực cho các công trình phía sau. Điều này góp phần quan trọng vào việc nâng cao tuổi thọ của hệ thống xử lý nước thải.
Tác dụng
Tác dụng chính của phương pháp cơ học là tách, lọc các chất thải vô cơ, hữu cơ không hoà tan trong nước ra khỏi hệ thống. Đại đa số các chất này đều có kích thước lớn, ví dụ như lá cây, gỗ, dầu mỡ, giẻ rách…
- Loại bỏ các tạp chất có trọng lượng lớn như sỏi, thuỷ tinh, cát ra khỏi nguồn nước.
- Điều hoà lưu lượng và nồng độ của nước thải. Từ đó, giúp ổn định tính chất của nước thải, giúp các quá trình xử lý sau diễn ra hiệu quả hơn.
- Góp phần giảm tải áp lực cho các hệ thống, công trình lọc phía sau. Từ đó, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả cho công tác làm sạch nước thải.
Một số phương pháp cơ học trong xử lý nước thải
1. Song chắn rác
Mục đích chính của việc sử dụng song chắn rác là giữ lại các tạp chất, cặn thô có kích thước lớn trong nước thải. Công trình này thường được bố trí ở vị trí đầu tiên trong các hệ thống xử lý nước thải.
Kích thước của rác thô được giữ lại phụ thuộc vào khoảng cách của các thanh kim loại của song chắn rác. Để vị trí này không bị ứ đọng gây ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy, người ta thường xuyên phải kết hợp thêm với việc cào, thu gom rác thải tại song chắn. Tốc độ nước đi qua các khe hở ở song chắn rác không được quá 1m/s.
Song chắn rác hiện nay được thiết kế theo nhiều nhóm bao gồm:
- Song chắn rác thô có khoảng cách các thanh kim loại từ 30 - 200mm.
- Song chắn rác thường có khoảng cách các thanh kim loại từ 5 - 25mm.
Tuy nhiên, các song chắn rác có khoảng cách dưới 16mm rất ít được sử dụng.
2. Bể lắng cát
Bể lắng cát có tác dụng chính là tách các chất vô cơ không tan trong nước. Đặc biệt là cát. Cát mặc dù không phải là chất độc hại nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến các công trình xử lý phía sau. Cụ thể là cát làm giảm thể tích của bể, gây khó khăn cho việc xả cặn trong các bể chứa.
Theo tính toán của các chuyên gia, các nhà máy xử lý nước thải có lưu lượng 100m3/ngày đêm đều phải có bể lắng cát.
Một số loại bể lắng cát thường sử dụng hiện nay bao gồm:
3. Bể lắng xử lý nước thải
Bể lắng là công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Công trình có tác dụng chính là giữ lại các chất không hòa tan trong nước sau khi đi qua bể lắng cát. Những chất thải đó bao gồm: Chất vô cơ chiếm khoảng 20%, chất hữu cơ chiếm khoảng 80%.
Một số loại bể lắng hiện nay như sau:
- Bể lắng ngang.
- Bể lắng ly tâm.
- Bể lắng đứng.
- Bể lắng vách nghiêng.
- Bể làm thoáng sơ bộ.
Nhìn chung, các bể lắng thông thường chỉ có khả năng giữ lại từ 30% - 60% các chất lơ lửng không hoà tan trong nước. Do đó, để tăng hiệu suất lắng, người ta cần sử dụng thêm các biện pháp để kích thước quá trình lắng.
4. Bể vớt dầu mỡ
Bể vớt dầu mỡ là phương pháp cơ học xử lý nước thải khá quan trọng. Nó có tác dụng loại bỏ các chất dầu mỡ và chất có tỷ trọng nhẹ hơn tỷ trọng của nước thải. Công trình này thường được áp dụng với mục đích xử lý nước thải nhà hàng, nhà máy chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản…
Cấu tạo của bể vớt dầu mỡ bao gồm 2 ngăn cơ bản như sau:
- Ngăn bể thứ nhất có nhiệm vụ làm lắng, vớt lọc dầu mỡ lần đầu
- Ngăn bể thứ hai: Tác dụng là vớt dầu mỡ lần hai.
5. Bể điều hoà
Bể điều hoà có tác dụng chính là ổn định lưu lượng, nồng độ của các chất ô nhiễm bên trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Từ đó, tạo môi trường thuận lợi để các công trình xử lý phía sau hoạt động hiệu quả.
Tại đây thường được lắp đặt thêm máy khuấy trộn và thổi khí để tránh hiện tượng phân huỷ yếm khí gây mùi hôi thối.
Thể tích của bể điều hoà được tính toán theo công thức sau:
W = Qxt, m3
Giải thích:
- Q: Lưu lượng nước thải, m3/h.
- t: Thời gian lưu nước, t = 4 - 6h
- Diện tích bể điều hoà được tính theo công thức sau:
- S = W/h, m2
Giải thích:
h là chiều cao công tác của bể, h - 2 - 4m.
Chiều cao xây dựng của bể được tính như sau:
Hxd = h + h0
Giải thích:
h0 là chiều cao của mực nước đến thành bể, h0 = 0,3 - 0,4m.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Toàn Á JSC về phương pháp cơ học trong xử lý nước thải. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các công trình xử lý cơ học. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0913.543.469 để được tư vấn chi tiết về cách thiết kế, xây dựng và vận hành.