Bể lắng ly tâm là gì? Nguyên lý hoạt động và Cách tính toán
Liên hệ

Bể lắng ly tâm là gì? Nguyên lý hoạt động và Cách tính toán

Bể lắng ly tâm là gì? Nguyên lý hoạt động và Cách tính toán

Bể lắng ly tâm là loại bể lắng có đường kính từ 16 đến 60 mét và chiều sâu từ 1,5 - 3m dùng để loại bỏ tạp chất tồn tại trong nước. Để giúp bạn hiểu thêm về thiết bị này thì các chuyên gia của Toàn Á mới

Nội dung bài viết

    Bể lắng ly tâm là gì?

    Bể lắng ly tâm là một trong những bể quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Bể được xây dựng nhằm lưu trữ nước thải ở thời gian nhất định để các chất lơ lửng bên trong có thể lắng xuống đáy.

    Bể lắng ly tâm

    Dựa vào cấu tạo và chế độ dòng chảy mà người ta chia ra thành các loại bể lắng đứng, bể lắng ngang và lắng ly tâm. Do hướng của dòng chảy của nước theo phương nằm ngang, hướng từ tâm và chảy ra xung quanh.

    Loại bể này giúp loại bỏ các tạp chất và chất lơ lửng có đường kính từ 16 mét đến 60 mét. Bể được thiết kế với chiều sâu dao động từ 1,5 -5 mét. Các kích thước còn lại có thể được thiết kế như bể lắng ngang. Đặc biệt, bể loại này có dạng hình tròn.

    Cấu tạo bể ly tâm

    Bể có hướng dòng chảy của nước từ tâm hướng ra xung quanh theo phương nằm ngang.

    Bể lắng ly tâm có cấu tạo gồm:

    • Ống dẫn nước vào bể
    • Ống trung tâm phân phối nước
    • Ống thu nước sau lắng
    • Ống tháo cặn nổi
    • Mương thu
    • Máng răng cưa
    • Cánh gạt bọt
    • Cánh gạt bùn
    • Vành chắn bọt nổi
    • Bộ chuyển động

    Ưu nhược điểm của bể

    Bất kỳ một thiết kế nào cũng có những ưu nhược điểm của nó, bể ly tâm cũng không ngoại lệ.

    Ưu điểm

    Có thiết kế nhỏ gọn và hoạt động đơn giản. Sử dụng bể đem đến sự thuận tiện trong quá trình xả bùn và thu gom bùn. Ngoài ra, bể xây dựng không tốn nhiều diện tích đất xây dựng mà vẫn đem lại hiệu quả tốt.

    Ta có thể linh hoạt trong việc đặt hố thu cặn. Có thể đặt ở đầu bể hoặc dọc theo chiều dài của bể đều được. Điều này cũng không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của bể.

    Đặc biệt, bể lắng ly tâm còn được xây dựng bằng các vật liệu cao cấp, chất lượng tốt và thân thiện với môi trường. Những nguyên vật liệu này không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

    Nhược điểm

    Bên cạnh những ưu điểm nổi bật vừa kể trên, bể ly tâm cũng có những nhược điểm khác. Do được xây dựng bằng các nguyên vật liệu cao cấp và chất lượng tốt. Nên chi phí để xây dựng có thể sẽ cao hơn so với các bể lắng khác như bể lắng ngang, bể lắng đứng…

    Ngoài ra, bể vẫn tồn tại nhiều vùng xoáy nước trong hố thu cặn. Chính điều này sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của bể, khiến giảm quá trình lắng của các hạt cặn.

    Vẫn còn dùng trong một số hệ thống xử lý nước thải không cần thiết sẽ gây tốn kém. Khi mất thêm chi phí xây dựng mà không đem lại hiệu quả xử lý cao. Đặc biệt còn tốn thêm diện tích đất để xây dựng bể ly tâm này.

    Nguyên lý hoạt động bể ly tâm

    Bể lắng ly tâm có nguyên lý hoạt động đơn giản. Bể hoạt động để khiến nước trong bể chuyển động từ tâm bể ra sát thành bể. Vận tốc nước sẽ tăng dần theo hướng từ ngoài vào trong.

    Ở tâm bể, vận tốc ước sẽ đạt lớn nhất. Người ta thường sử dụng để xử lý nước thải. Lưu lượng nước rơi vào khoảng trên 20.000 m3/một ngày.

    Giai đoạn 1

    Đầu tiên, nước thải được dẫn vào bể theo đường ống dẫn nước. Sau đó được phân chia đều theo miệng phân phối đặt ở trung tâm của bể. Vận tốc của dòng chảy trong bể tại điểm các tâm R/2 không vượt quá 10mm/s.

    Giai đoạn 2

    Bùn cặn được đưa về hố thu nằm ở giữa bể bằng các cánh gạt cặn với vận tốc quay là 3 vòng/giờ. Bùn có thể tự trượt xuống do độ dốc của đáy bể thường là 0,1% đến 0,3% và không nhỏ hơn 5%. Bùn cặn được xả ra khỏi bể lắng ly tâm bằng hệ thống xả thủy tĩnh hoặc bằng bơm hút bùn.

    Trong bể thường xuất hiện nhiều vùng nước xoáy. Do vận tốc dòng chảy trong vùng lắng thay đổi từ tốc độ lớn nhất ở tâm đến tốc độ nhỏ nhất ở xung quanh. Hiệu suất của bể đạt từ 45 – 55%. Các cặn bẩn và chất rắn lơ lửng có thời gian lắng từ 1 giờ đến 2 giờ.

    nguyên lý hoạt động bể lắng ly tâm

    Giai đoạn 3

    Để nâng cao hiệu suất trong bể ly tâm, người ta thường thiết kế hệ thống phân phối nước thải và thu nước sau lắng chuyển động cùng nhau trong bể. Hệ thống này có chuyển động từ 3 vòng đến 4 vòng/ giờ. Lúc này, hiệu suất lắng của bể có thể tăng lên 60%.

    Cách tính toán kích thước bể lắng ly tâm

    Thể tích bể lắng

    Thể tích bể lắng được tính theo công thức:

    W = Qmax.h × t = 620 × 1,5 = 930m3

    Trong đó:

    • Qmaxh: lưu lượng lớn nhất giờ, Qmaxh = 620 m3/h.
    • t: thời gian lắng đối với bể lắng có thể lấy bằng 1,5 h.

    Diện tích của mỗi bể

    công thức tính diện tích bể lắng ly tâm

    Trong đó:

    • H1: chiều sâu vùng lắng của bể lắng ly tâm (1,5 – 5,0 m).
    • Tỉ lệ giữa đường kính D và chiều sâu vùng lắng (D : H) lấy trong khoảng 6 - 12 [10], chọn H1 = 3m.

    Hy vọng những thông tin hữu ích trên giúp bạn rõ hơn về bể lắng ly tâm. Đây sẽ là nguồn thông tin bổ ích và rất thú vị dành cho bạn. Nếu bạn quan tâm còn quan tâm đến bất kỳ thông tin nào khác mà chưa tìm được lời giải đáp. Vậy thì có thể để lại thông tin liên hệ để được các chuyên gia của công ty Toàn Á giải đáp nhanh chóng nhé.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành