Liên hệ

Quy định về mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Quy định về mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Quy định về mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải hiện nay được Chính Phủ quy định rõ ràng, chặt chẽ tại Nghị định số 53/2020/NĐ-CP.

Nội dung bài viết

    Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được Chính Phủ quy định rõ ràng, cặn kẽ tại Nghị định số 53/2020/NĐ-CP. Cụ thể phạm vi áp dụng bao gồm 2 nhóm đối tượng là: Nhóm nước thải sinh hoạt và Nhóm nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

    Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

    Nhóm nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải đến từ mọi hoạt động sinh hoạt thường nhật của con người. Nó không chỉ là nước thải hoạt động sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, mà còn là nước thải hoạt động sinh hoạt cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước, cơ sở.

    Mức chi phí được tính theo công thức: Mức chi phí = Số lượng nước sạch sử dụng (m3) x Giá bán nước sạch (VNĐ/m3) x Mức thu phí áp dụng tại địa phương. Trong đó:

    • Số lượng nước sạch sử dụng, thông thường được tính chính xác thông qua đồng hồ đo nước sạch riêng của người nộp phí. Ngoài ra, nó còn được tính dựa vào quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ hoặc giấy phép khai thác, áp dụng đối với trường hợp tự khai thác nước sạch. Các trường hợp tự khai thác nước sạch đều bắt buộc phải thông qua thẩm định và được sự chấp thuận của UBND phường, thị trấn. Đơn vị đo lường là m3.
    • Giá bán nước sạch là giá bán mà đơn vị cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn. Giá này chưa bao gồm thuế GTGT, có thể có sự chênh lệch nhất định giữa các địa bàn khác nhau. Đơn vị đo là VNĐ/m3.
    • Mức thu phí bằng 10% giá bán của 1m3 nước sạch chưa có thuế GTGT.

    Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

    Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

    Nhóm nước thải công nghiệp bao gồm nước thải đến từ mọi hoạt động công nghiệp của các nhà máy, địa điểm, cơ sở chế biến, sản xuất. Các hoạt động này có thể do cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức tư nhân hoặc Nhà nước làm chủ sở hữu.

    Phí bảo vệ môi trường đối với nhóm đối tượng xử lý nước thải công nghiệp có rất nhiều mức áp dụng cũng như cách tính khác nhau. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào khối lượng nước thải mỗi ngày mà hoạt động công nghiệp thải ra.

    Hiện tại, Chính Phủ quy định 2 mức cũng như cách tính phí bảo vệ môi trường đối với 2 mức khối lượng nước thải công nghiệp khác nhau là:

    Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

    Mức dưới 20 m3/ngày

    Tính phí cố định theo từng khối lượng tổng nước thải công nghiệp thải ra trong ngày, không tính phí biến đổi. Cụ thể như sau:

    • Dưới 5m3: 2.500.000 VNĐ/ 1 năm.
    • Từ 5m3 - dưới 10m3: 3.000.000 VNĐ/ 1 năm.
    • Từ 10m3 - dưới 20m3: 4.000.000 VNĐ/ 1 năm.

    Khối lượng nước thải công nghiệp thải ra mỗi ngày càng lớn giá tiền phải trả càng cao. Sở dĩ, Chính Phủ ban hành quy định như vậy nhằm mục đích khuyến khích khối lượng nước thải hoạt động công nghiệp thải ra mỗi ngày ít. Đồng thời, không khuyến khích khối lượng nước thải hoạt động công nghiệp thải ra mỗi ngày nhiều.

    Mức từ 20 m3/ngày trở lên

    Tính theo công thức: F = f + C.

    Trong đó:

    • F là số chi phí bắt buộc phải nộp.
    • f là mức phí cố định, từ 01/01/2021 là 4.000.000 VNĐ/ 1 năm.
    • C là số phí biến đổi.

    Cụ thể bao nhiêu do sự quyết định của tổng khối lượng nước thải công nghiệp thải ra và hàm lượng thành phần các chất ô nhiễm.

    Chi tiết như sau:

    • COD: 2.000 VNĐ/kg.
    • TSS: 2.400 VNĐ/kg.
    • Hg: 20.000.000 VNĐ/kg.
    • Pb: 1.000.000 VNĐ/kg.
    • As: 2.000.000 VNĐ/kg.
    • Cd: 2.000.000 VNĐ/kg.

    Thành phần chất độc hại trong nước thải công nghiệp càng nguy hiểm nghiêm trọng, giá tiền phải trả để bảo vệ môi trường càng cao. Nguyên nhân là do số tiền đầu tư vào hệ thống máy móc công nghệ cao xử lý chất độc hại không hề nhỏ. Chất càng độc hại xử lý càng khó khăn, mức độ yêu cầu chuyên môn xử lý càng cao.

    Lưu ý: Phí bảo vệ môi trường nói chung, đối với thải nói riêng là trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện bắt buộc của cá nhân, hộ gia đình, cơ quan tổ chức, cơ sở… Đóng góp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các công tác bảo vệ, bảo dưỡng môi trường. Nếu như các bạn trốn phí bị điều tra ra thì sẽ phải chịu xử phạt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Trên đây là những thông tin phí bảo vệ môi trường đối với nước thải mà Toàn Á tổng hợp lại. Nếu như các bạn có bất cứ vấn đề gì thắc mắc liên quan đến phí bảo vệ môi trường đối với nước thải mà chưa được giải đáp thì có thể liên hệ Hotline: 024.3565.9214 – 0913.543.469 hoặc là địa chỉ: L7 - 39 Khu đô thị Athena Fulland, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội để được tư vấn và hỗ trợ.

    Nội dung khác cùng ngành

    • Xử lý nước thải du lịch
      Xử lý nước thải Xử lý nước thải du lịch
      Xử lý nước thải du lịch đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Khi mà ngành du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Tuy nhiên, điều này lại đi kèm với các bất ổn khác phát sinh liên quan đến môi trường. Điển hình trọng đó phải kể đến như: Rác thải du lịch, ô nhiễm nguồn nước thải du lịch… Vậy, nước thải du lịch là gì? Các nguồn phát sinh như thế nào? Vì sao cần xử lý và quy trình thực hiện ra sao? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây như sau:
    • Bể lắng Lamen trong xử lý nước thải: Cấu tạo và nguyên lý
      Xử lý nước thải Bể lắng Lamen trong xử lý nước thải: Cấu tạo và nguyên lý
      Bể lắng Lamen trong xử lý nước thải, nước cấp là loại bể lọc nhanh hoạt động theo cơ chế lắng trọng lực. Từ đó, giúp loại bỏ các chất cặn lơ lửng ra khỏi nguồn nước. Công trình này hiện đang được ứng dụng khá phổ biến trong một số hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Vậy, bể lắng Lamen là gì? Nguyên lý hoạt động, ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
    • Bể khử trùng trong xử lý nước thải là gì và ưu nhược điểm
      Xử lý nước thải Bể khử trùng trong xử lý nước thải là gì và ưu nhược điểm
      Bể khử trùng trong xử lý nước thải là công đoạn cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Mục đích là loại bỏ vi khuẩn, virus và những mầm bệnh còn sót lại. Nhờ đó, nước thải đầu ra đáp ứng được tiêu chuẩn quy định của bộ tài nguyên môi trường. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về công trình này qua bài viết dưới đây như sau:
    • Bể Anoxic trong xử lý nước thải là gì và những điều cần biết
      Xử lý nước thải Bể Anoxic trong xử lý nước thải là gì và những điều cần biết
      Bể Anoxic trong xử lý nước thải là một trong các công trình có ý nghĩa quan trọng. Bể được ứng dụng với mục đích chính là xử lý N và P thông qua các quá trình Nitrat và Photphorin. Vậy, bể Anoxic là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các quá trình ảnh hưởng đến sự vận hành của bể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
    • Anammox xử lý nước thải: Khái niệm và Cơ chế hoạt động
      Xử lý nước thải Anammox xử lý nước thải: Khái niệm và Cơ chế hoạt động
      Anammox xử lý nước thải là một trong những phương pháp xử lý amoni mang lại hiệu quả cao và đang được áp dụng trong một số hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Vậy, phương pháp anammox là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về vấn đề này ngay sau đây nhé!
    • Quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo
      Xử lý nước thải Quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo
      Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo là một trong những thành phần không thể thiếu khi chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay. Bởi công trình này giúp giảm thiểu nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải. Khi đổ ra nguồn tiếp nhận sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hãy cùng với Toàn Á JSC tìm hiểu chi tiết hơn những thông tin về vấn đề này qua bài viết dưới đây như sau: