Hệ thống xử lý nước thải PLC: Cấu tạo, nguyên lý, chức năng
Liên hệ

Hệ thống xử lý nước thải PLC: Cấu tạo, nguyên lý, chức năng

Hệ thống xử lý nước thải PLC: Cấu tạo, nguyên lý, chức năng

Hệ thống xử lý nước thải PLC (tủ điện điều hành) đã được lập trình sẵn về việc kiểm soát, đo lường và xử lý nuồn nước hiện nay.

Nội dung bài viết

    Hệ thống xử lý nước thải PLC là gì?

    Khái niệm

    Hệ thống xử lý nước thải PLC (tủ điện điều hành) là một hệ thống điều khiển tự động việc xử lý nước thải. Máy chủ của hệ điều hành đã được lập trình sẵn về việc kiểm soát, đo lường và xử lý nguồn nước thải. Tủ PLC hiện nay đang sử dụng chủ yếu là hệ điều hành Siemen.

    Hệ thống xử lý nước thải PLC

    Tủ điện điều khiển lập trình PLC ngoài việc cài đặt tự động, chúng còn có những nhiệm vụ khác là bảo vệ các thiết bị đo lường như: nồng độ pH, van điều khiển, máy thổi khí, máy bơm,...

    Cấu tạo của hệ thống PLC

    Cấu tạo của hệ thống gồm những bộ phận như sau:

    • Điện áp: 220/380 VAC.
    • Tần số: 50 Hz.
    • Nhiệt động trong quá trình vận hành: -5℃ +40℃.
    • Kích thước của vỏ tủ: 800 x 2000 x 500mm.
    • Chất liệu vỏ: sơn tĩnh điện.
    • MCB: 2P – 6A, 6kA (LS, Schneider, ABB, Mitsubishi,…).
    • Relay: Idec, Omron,…
    • Màn hình: LED.
    • PLC: Siemens, Omron, Mitsubishi, Allen Bradley,…
    • Công tắc đèn, đèn báo, nút ấn.
    • Bộ nguồn 24V/DC.
    • Cáp điện: Gold Cup, Cadivi.

    Nguyên lý hoạt động của hệ thống PLC

    Quy trình của hệ thống này được diễn ra như sau:

    • Nước thải sẽ được đưa vào hệ thống thông qua đường ống dẫn. Khi đủ áp lực dòng nước sẽ tự động chảy qua van hơi tự do và đi vào khu vực chia tách nước.
    • Tại khu vực này dòng nước sẽ được chia ra thành các tia nhỏ. Lúc này nước sẽ ở dạng phân tử và được trộn lẫn cùng với oxy không khí.
    • Từ đó, sẽ tạo ra kết tủa theo dạng oxit kim loại và lắng trên bề mặt cát. Phần nước còn sót lại sẽ được thấm qua các vật liệu và được chuyển xuống đáy bể.
    • Còn dòng nước không bị đẩy ở bước trên sẽ được đưa ra ngoài và tiếp tục phân tách lần nữa. Tại đây, nước có dạng bụi và được xử lý bằng cách yếm khí ngay bên trong hệ thống.
    • Dòng nước được thấm xuống đáy bể sẽ được hút ngược lại để hệ thống tiếp tục xử lý lại lần 2. Và cứ tiếp tục như vậy sẽ tạo thành một vòng xử lý nước khép kín.
    • Sử dụng thêm một hỗn hợp khác. Hỗn hợp này sẽ được các kỹ sư tính toán cẩn thận theo từng loại, thực trạng nước khác nhau.

    Chức năng

    Hệ thống lập trình PLC có chức năng cơ bản là điều khiển và bảo vệ các thiết bị. Trong quá trình vận hành, nếu như xảy ra trường hợp bị mất pha, ngắn mạch hoặc quá tải tủ điện PLC sẽ giúp kiểm soát và đơn giản hóa tối đa các quá trình vận hành cho thiết bị như:

    • Tạo điều khiển sao tam giác cho máy bơm.
    • Điều khiển các động cơ phục vụ cho việc sử dụng biến tần.
    • Điều khiển các chỉ số đạt thông số bình thường như: nhiệt độ, áp suất, nồng độ pH, mức nước, ORP, DO, thời gian,…
    • Lập trình khởi động theo một trình tự có sẵn.

    Cuộc sống ngày càng phát triển hơn, đi cùng với đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ngày càng tăng cao. Vì thế, chúng ta cần sử dụng các hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, hiện đại để giải quyết những vấn đề này.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành