Xử lý nước thải dệt nhuộm là gì?
Xử lý nước thải dệt nhuộm là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm và các hợp chất hóa học từ nước thải sinh ra trong quá trình dệt nhuộm. Quá trình này bao gồm các bước như lọc cơ học, xử lý hóa học, xử lý sinh học và xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiến để đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng.
Xử lý nước thải ngành dệt nhuộm là điều vô cùng cần thiết cho môi trường hiện nay. Thực chất rằng, chúng ta không thể phủ nhận ngành dệt nhuộm đang dần mở rộng giúp kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển. Ngoài ra, ngành công nghiệp này còn giúp cải thiện tình trạng thất nghiệp đáng kể của nước ta (chiếm tới 10.3% lượng người lao động).
Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
Hiện tại, có một số phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm sau đang được áp dụng:
- Kết hợp hóa lý (keo tụ, tạo bông) và lọc.
- Kết hợp hóa lý và sinh học hiếu khí và ngược lại.
- Kết hợp hóa lý và sinh học hiếu khí hóa lý.
- Kết hợp hóa lý, sinh học và lọc (lọc cát hoặc lọc than hoạt tính).
Hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm cũng đã từng được áp dụng khá hiệu quả. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng ô nhiễm triệt để và mang lại hiệu quả thì việc áp dụng các phương pháp công nghệ cao là điều rất cần thiết.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm
Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm bằng than hoạt tính giúp loại bỏ các thành phần trong nước thải như nhiệt độ, độ pH, chất rắn lơ lửng, COD, BOD5, kim loại nặng,... để nước thải đáp ứng đủ tiêu chuẩn khi đưa ra nguồn tiếp nhận, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Ưu điểm của hệ thống
- Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm nhìn chung không tốn quá nhiều năng lượng.
- Dễ dàng lắp đặt và vận hành.
- Bạn có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống.
- Tạo lượng bùn có hoạt tính cao.
- Nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn để đưa vào nguồn tiếp nhận.
Nhược điểm của hệ thống
- Cần đào tạo chuyên sâu về nhân công để vận hành.
- Tốn nhiều không gian để tạo bùn và khó khăn trong kiểm soát quá trình tạo bùn.
- Khá tốn không gian diện tích.
Quy trình hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
1. Bể thu gom
Các nguồn nước thải khi đi qua hệ thống thoát nước sẽ được song chắn rác của bể thu gom chặn và giữ lại các chất thải rắn, hợp chất kim loại để giúp máy bơm không bị nghẹt hay gãy cánh bơm. Ngoài ra, còn giúp giảm 5% chất lơ lửng và 5% lượng COD. Các chất thải rắn sau khi được được giữ lại sẽ được công ty vớt bỏ theo định kỳ.
Song song với đó, nước thải dệt nhuộm thường có nhiệt độ cao nên trước khi chuyển sang bể tiếp theo, người ta sẽ đưa nước này sang tháp giải nhiệt sao cho nhiệt độ nước giảm chỉ còn khoảng 40 độ C, sau đó sẽ đưa đến bể điều hòa.
2. Bể điều hòa
Bể này có chức năng điều hòa lưu lượng nước và nồng độ ô nhiễm có trong nước thải, tạo độ ổn định dòng chảy của nước, đảm bảo hiệu quả cho các bước về sau. Tại đây, những chất dinh dưỡng như N và P được thêm vào theo tỉ lệ chuẩn BOD:N:P = 100:5:1 để làm bước đệm cho quá trình sinh học phía sau được diễn ra trơn tru và thuận lợi.
Ngoài ra, dưới đáy bể được lắp hệ thống sục khí để giúp hàm lượng chất dinh dưỡng hòa trộn cùng nước thải được nhanh và đều hơn. Nhờ vậy mà các chất hữu cơ cũng phân hủy nhanh hơn. Sau đó nước sẽ bơm đến bể phản ứng và tiến hành quá trình keo tụ tạo bông.
3. Bể keo tụ - tạo bông
Các hóa chất như phèn nhôm PAC, polymer sẽ được thêm vào nước thải để tạo thành những bông cặn có kích thước lớn hơn và bám dính với nhau, những chất này dễ dàng lắng xuống bể để chuyển qua bể lắng.
4. Bể lắng
Nước sau khi được đưa qua bể lắng để loại bỏ chất lơ lửng và đưa sang bể xử lý thiếu khí. Lúc này sẽ xảy ra quá trình khử NO3 thành N2 và N2 sẽ thoát ra ngoài. Quá trình này do 2 loại sinh vật tự dưỡng là Nitrosomonas và Nitrobacter thực hiện. Tiếp theo, nước thải sẽ chuyển sang bể sinh học hiếu khí - MBBR và bể lắng sinh học.
5. Bể sinh học hiếu khí - MBBR
Máy thổi khí hoạt động nhằm cung cấp oxy cho sinh vật hiếu khí hoạt động. Sau đó quần thể vi sinh vật hiếu khí phân hủy hợp chất hữu cơ tạo thành các chất vô cơ là CO2 và H2O. Trong bể có lắp đặt giá thể vi sinh. Các giá thể sinh vật dạng di động khử N và P tồn đọng.
Quá trình phân hủy vi sinh vật thông qua các bước sau:
- Vi sinh vật xử lý nước thải sau khi sinh trưởng tạo thành màng mỏng nhầy (gelatin) bao quanh quả cầu.
- Gelatin dày lên ngăn cản oxy thấm vào lớp màng nhầy khiến vi khuẩn yếm khí phát triển tạo thành sản phẩm yếm khí.
- Vi khuẩn yếm khí làm bong lớp CO2 ra khỏi giá thể.
- Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi BOD và các chất dinh dưỡng được làm sạch.
Thêm vào đó, bể sinh học hiếu khí có chứa lượng vi sinh vật hiếu khí và tồn tại dưới dạng bông bùn. Lúc này chúng sinh trưởng và phát triển bằng cách bám dính vào nhau. Nhờ thế mà quá trình sinh học MBBR có hiệu quả cao. Cụ thể là BOD giảm 85 - 95%, Nitơ giảm 80 - 85%, phốt pho giảm 70 - 75%. Sau khi hoàn tất quá trình, nước sẽ được chuyển sang bể lắng.
6. Bể trung gian - Xử lý màu nước thải dệt nhuộm
Bể này sẽ sục khí liên tục để nước thải và các hợp chất màu hòa trộn với nhau. Đặc biệt, người ta dùng hóa chất HANO để là phương pháp xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm hiệu quả.
7. Giai đoạn khử trùng
Các vi khuẩn gây bệnh sẽ được xử lý bằng phương pháp oxy hóa mạnh (Người ta dùng Chlorine hoặc hợp chất Chlorine để khử trùng). Clo có nhiệm vụ khuếch tán qua lớp vỏ tế bào tạo thành phản ứng lên men, cuối cùng là phá hủy quá trình trao đổi chất của tế bào sinh vật.
8. Bể chứa bùn
Bùn sau khi được thu hồi sẽ lưu trữ tại bể chứa bùn và được tách nước, nén giảm thể tích. Nước lại được chuyển lại bể điều hòa để xử lý lại. Còn lớp bùn sẽ được xử lý bằng cách gọi xe chuyên dụng đến thu gom.
Khi thi công hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm, bạn cần tìm kiếm đơn vị uy tín nhằm tránh những hỏng hóc không đáng có về sau. Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị uy tín, hãy liên hệ ngay với Toàn Á JSC qua số hotline: 0913.543.469 để được hỗ trợ nhanh chóng.