Công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam
Hóa lý kết hợp với sinh học
Công nghệ này được ứng dụng nhiều nhất vì chúng có thể xử lý được đa số các ngành nghề. Đặc biệt là những ngành có nước thải độ màu cao như ngành dệt, ngành mực in. Cách vận hành khá đơn giản, giúp người điều hành dễ dàng tiếp xúc và điều chỉnh. Vì thế, phương pháp này sẽ giúp nhiều công ty tiết kiệm chi phí và dễ dàng sử dụng hơn.
Công nghệ AAO (A2O)
Công nghệ xử lý AAO được phát minh từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX bởi một nhà khoa học người Nhật Bản. Nó có thể ứng dụng cho các loại nước thải có tỷ lệ BOD/ COD > 0.5, hoặc các loại nước thải có hàm lượng các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao.
A2O có khả năng loại trừ được Nitơ và Photpho khá cao. Cùng với đó là sự ổn định trong việc vận hành và dễ dàng sử dụng đã khiến cho nhiều công ty, nhà máy lựa chọn công nghệ này cho hệ thống xử lý nước thải của mình.
Màng lọc sinh học MBR
Công nghệ xử lý nước thải bằng màng mbr là phát minh của các nhà khoa học từ thế kỷ XXI. Đây được coi là một phát minh có tính phát triển vượt bậc của ngành khoa học. Nguyên nhân là do màng lọc được sử dụng trong công nghệ này có kích thước lỗ màng chỉ khoảng < 0,2 µm.
Với kích thước nhỏ như vậy màng lọc có thể dễ dàng loại bỏ được vi khuẩn, virut, bùn vi sinh, các loại tạp chất lơ lửng có nguy cơ gây bệnh ra khỏi nước ở trong bể hiếu khí.
Hiện nay công nghệ này đang ngày càng được nhiều công ty, doanh nghiệp ứng dụng vì tính hiệu quả cao của nó. Tuy nhiên, giá thành của những chiếc màng lọc khá cao nên thường dẫn tới sự hạn chế đối với những hệ thống xử lý nước thải có công suất lớn.
Công nghệ xử lý nước thải MBBR
Bạn có thể hiểu công nghệ này sẽ sử dụng giá thể sinh học để xử lý nước thải. Công nghệ MBBR xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh hiếu khí kết hợp cùng các giá thể đã được đặt chìm ở trong bể hiếu khí. Bên trên bề mặt của các giá thể vi sinh vật sẽ bám vào đó trong quá trình xử lý, từ đó sẽ tạo thành một lớp bùn vi sinh.
Bên trong cùng của bề mặt giá thể chủng vi sinh vật kỵ khí sẽ phát triển mạnh mẽ, giúp xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử, ở lớp gần ngoài cùng có mặt của các vi sinh vật thiếu khí phát triển mạnh để khử Nitrat thành N2 và thoát ra khỏi môi trường nước thải. Lớp bùn ngoài cùng của giá là vi sinh vật hiếu khí sẽ làm tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ, amoni trong nước thải. Với công nghệ này, hiệu quả xử lý BOD, COD sẽ tăng gấp 1.5 – 2 lần so với bể sinh học hiếu khí bình thường.
Công nghệ này có hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, có khá nhiều công ty lại không sử dụng giá thể tốt mà lại dùng giá thể kém chất lượng, từ đó dẫn đến kết quả của quá trình chưa được thực sự hoàn hảo.
Trên đây chính là 4 công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam hiện đại, tiên tiến và phù hợp nhất với tình hình nước thải. Trước khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy, công ty hay doanh nghiệp của mình bạn nên tìm hiểu và lựa chọn phù hợp nhất.