Nguồn gốc, ảnh hưởng của nước thải cao su với môi trường
Nguồn gốc của nước thải cao su
Nước thải cao su có nguồn gốc từ các quá trình khác nhau. Cụ thể như sau:
- Quá trình sản xuất mủ khối.
- Quá trình sản xuất và chế biến mủ skim.
- Quá trình sản xuất mủ cao su.
- Quá trình sản xuất mủ ly tâm.
Đặc tính của nước thải cao su
Nước thải cao su có những đặc điểm cơ bản sau:
- Nồng độ pH dao động từ 4,2 - 5,2.
- Làm lượng chất thải rắn dễ bay hơi trong nước chiếm tới 90%.
- Trong nước thải có hàm lượng nito và amoniac cao.
- Có chứa nhiều protein dễ phân huỷ và tạo thành mùi hôi. Đồng thời, tạo ra nhiều khí khác như: H2S, NH3, CH3COOH…
- Hàm lượng photpho và nồng độ BOD, COD cao.
Những ảnh hưởng của nước thải cao su với môi trường
Nước thải cao su khi đưa ra nguồn tiếp nhận sẽ dẫn tới đục nước, dễ phân huỷ và bốc mùi hôi thối. Từ đó, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của người dân xung quanh.
Hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ mất nhiều thời gian phân huỷ. Từ đó, tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài.
Những công nghệ xử lý nước thải cao su
Phương pháp cơ học
Cơ chế của công nghệ này là sử dụng các loại song chắn rác, lưới chắn rác nhằm mục đích lọc và giữ lại các chất rắn có kích thước lớn và không tan trong nước. Ngoài ra, chúng còn có thể chặn được cả các chất lơ lửng dưới tác động của lực ly tâm và trọng lực.
Phương pháp hoá học và hoá lý
- Phương pháp xử lý nước thải cao su hoá học có tác dụng trung hòa nồng độ nước về độ pH thích hợp (6,5 - 8,5) bằng các hợp chất như NaOH, KOH.
- Bởi nguồn nước thải này chứa nồng độ axit hữu cơ cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình xử lý phía sau.
- Biện pháp hoá lý được sử dụng với mục đích keo tụ, tạo bông các chất lơ lửng có trong nước thải. Sau đó, để cho những bông bùn này lắng xuống dưới đáy và thu gom lại để xử lý riêng.
Kỹ thuật xử lý sinh học
Mục đích của phương pháp này là sử dụng các nhóm vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ ô nhiễm. Trong đó bao gồm:
- Vi sinh vật kỵ khí hoạt động trong môi trường không có oxy.
- Vi sinh vật hiếu khí hoạt động trong môi trường cần có oxy liên tục.
Kỹ thuật này có những tác dụng như sau:
- Giảm nồng độ BOD, COD, chất rắn hoà tan, chất rắn cơ bản.
- Kiểm soát mùi hôi trong nước thải.
- Nâng cao hiệu suất làm việc của toàn bộ hệ thống.
Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải cao su
Xử lý cơ học ban đầu
Sử dụng song chắn rác với mục đích loại bỏ, lược bớt các chất thải rắn như cành, lá cây lẫn trong nước thải. Đồng thời, tránh tắc nghẽn đường ống và giảm tải áp lực cho các công trình xử lý phía sau.
Gạn mủ
Mục đích của công trình này là loại bỏ những lớp mủ đang nổi trên bề mặt nước. Khi đó, người ta có thể tận dụng lớp mủ này đem đi tái chế nhằm tiết kiệm chi phí.
Quá trình gạn mủ cũng giúp cho các công trình phía sau hoạt động trơn tru hơn.
Keo tụ, tạo bông
Tại đây, người ta sẽ châm vào trong bể một số loại hoá chất như Polymer, phèn với mục đích xử lý các loại chất rắn lơ lửng.
Các chất này dưới tác động của hoá chất sẽ di chuyển, va chạm và kết dính với nhau thành những bông bùn lớn.
Bể lắng sơ cấp
Mục đích chính là loại bỏ các bông bùn trong nước thải thông qua quá trình lắng dưới tác dụng của trọng lực.
Cụm xử lý sinh học
Cụm xử lý sinh học diễn ra 2 quá trình là phân huỷ kỵ khí và phân huỷ hiếu khí.
- Tại bể UASB diễn ra quá trình phân huỷ kỵ khí không sử dụng ô xi. Nước thải này khi tiếp xúc với bùn kỵ khí sẽ nảy sinh phản ứng thủy phân, axit hoá và tạo ra methane.
- Tiếp đến, nước thải được đưa tới bể Aerotank. Tại đây, các nhóm vi sinh vật hiếu khí cần sử dụng oxy sẽ tiến hành phân huỷ các hữu cơ, tạo thành năng lượng cho sự phát triển.
Quá trình này giúp loại bỏ các chất ô nhiễm như BOD, nito…
Bể lắng 2
Bể được chia thành 3 vùng lắng cơ bản gồm có:
- Vùng mặt nước.
- Vùng lắng.
- Vùng chứa các chất cặn bã.
Tại đây, các bông bùn sẽ di chuyển, va chạm với nhau tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn. Sau đó, chúng tiếp xúc với tấm ván Lamella theo dòng nước và di chuyển tới bể chứa bùn.
Tách bùn
Tại bể chứa bùn, nước trong phía trên và bùn lắng phía dưới sẽ được tách ra để xử lý chuyên biệt.
Trên đây là những thông tin về công nghệ quy trình xử lý nước thải cao su. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các quy trình, công nghệ phù hợp. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với Toàn Á qua hotline 0913.543.469 để được hỗ trợ từ các chuyên gia.