Chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt bao nhiêu tiền?
Liên hệ

Chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt bao nhiêu tiền?

Chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt bao nhiêu tiền?

Chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm: Phương pháp xử lý, quy mô công trình, công nghệ và các yếu tố đi kèm với quá trình vận hành. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

Nội dung bài viết

    Chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt gồm những gì?

    Trên thực tế, không có bất kỳ con số cụ thể nào biểu thị cho mức chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt. Bởi nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như khối lượng nước thải của từng công trình (tòa nhà, cao ốc, trung tâm thương mại, khu vui chơi - giải trí, chung cư,...)

    chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt

    Việc xử lý nước thải sinh hoạt được đòi hỏi khá cao. Bởi nguồn nước này có tính chất phức tạp và  tính đặc thù cao. Mọi người cần phải xem xét trên nhiều phương diện, yếu tố trước khi việc xử lý nước thải sinh hoạt được tiến hành. Và giá tiền xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt sẽ bao gồm:

    Phí xây dựng hệ thống

    Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được tính bằng tổng giá trị đầu đầu tư.

    Bao gồm:

    • Đào hố móng.
    • Vận chuyển đất.
    • Xây tường, đổ bê tông đáy, nắp bể.
    • Hoàn thiện trả mặt bằng.

    Lắp đặt thiết bị xử lý nước

    Tùy thuộc vào từng loại thiết bị hoặc công nghệ sử dụng mà chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt sẽ có sự dao động và chênh lệch cho từng hệ thống. Trong đó, việc lắp đặt các thiết bị xử lý tiên tiến, hiện đại thường có chi phí cao hơn nhưng công suất và hiệu quả vượt trội hơn. Ngược lại, các thiết bị xử lý truyền thống thường có chi phí đầu tư ban đầu không cao nhưng dễ hư hỏng và hiệu suất thấp. Do đó, nếu tính tổng cả quá trình thì lại gây tốn kém hơn.

    Chi phí vận hành hệ thống

    Để vận hành hệ thống, ta cần 2 loại chi phí: hóa chất và tiền điện năng được sử dụng trong hệ thống. Trung bình cứ 1m3 nước thải sinh hoạt, ta sẽ tiêu tốn khoảng 500 - 700 đồng hóa chất.

    Còn về phía điện năng hoạt động, sẽ tùy thuộc vào công suất cũng như thời gian sử dụng. Ví dụ: đối với một số chung cư ít người thì công suất vận hành sẽ thấp, dẫn đến chi phí điện năng cũng tiêu tốn không quá nhiều.

    Tiền nuôi cấy vi sinh

    Phương pháp xử lý sinh học đang được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay, bởi biện pháp này dễ vận hành, vừa tiết kiệm chi phí vừa thân thiện với môi trường.

    Ngoài ra còn phải bao hàm cả chi phí nuôi cấy vi sinh để những chủng men này hoạt động một cách tối ưu nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.

    Làm thế nào để tối ưu chi phí xử lý nước thải sinh hoạt?

    Chi phí xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm chi phí cho quá trình xây dựng và vận hành, ta có sự tính toán kỹ càng thì mức chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt sẽ được tối ưu hơn, đảm bảo cho hiệu quả xử lý đạt mức tốt nhất.

    • Chú trọng vào việc tìm kiếm những đơn vị thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải uy tín, chuyên nghiệp, đáng tin cậy
    • Lựa chọn đội ngũ kỹ thuật viên điều hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có trình độ chuyên môn cao.
    • Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống. Nếu phát hiện bất thường cần phải nhanh chóng có các biện pháp xử lý kịp thời.
    • Chú ý đến chất lượng men vi sinh và nắm rõ quy trình nuôi cấy trong các bể xử lý sinh học

    Nếu chuẩn bị tốt ở khâu này sẽ giúp sẽ hạn chế tối đa rủi ro và các sự cố cũng được xử lý nhanh chóng, tránh trường hợp hệ thống bị ngừng hoạt động.

    Hi vọng sẽ giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản và cần thiết nhất. Khi bạn có nhu cầu hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin để xử lý hiệu quả, hoặc có thể tìm đến những đơn vị thi công uy tín để được phục vụ tận tâm nhất. Đáp ứng nhu cầu về môi trường sống lành mạnh nhất cho con người, hạn chế tối đa những nguy hiểm và bệnh tật.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành