Vì sao xuất hiện bọt trong nước thải?
Bọt trong nước thải là gì?
Trong các giai đoạn của quá trình xử lý nước thải, bọt khí có thể xuất hiện trong nhiều giai đoạn như: Sục khí, lắng thứ cấp, phân huỷ kỵ khí.
Lớp bọt này được hình thành là do không khí đi vào bên trong chất lỏng và ổn định tại đó.
Vì sao cần chất giảm bọt trong xử lý nước thải?
Bằng cảm quan có thể thấy bọt khí khá nhớt, dính, có màu nâu. Chúng nổi lên phía trên của bề mặt nước và chiếm thể tích mặt bể tương đối cao. Bọt khí khiến cho thời gian lưu bùn, hiệu quả xử lý chất ô nhiễm trong nước thải bị ảnh hưởng đáng kể. Vì vậy, cần phải áp dụng các phương pháp để loại bỏ.
Chất giảm bọt trong xử lý nước thải là gì?
Chất giảm bọt hay còn gọi là chất chống bọt, chất khử bọt. Đây là loại phụ gia hóa học có tác dụng hạn chế sự hình thành của bọt trong quá trình xử lý nước thải.
Đây là chất rất quan trọng và thường được sử dụng trong một số loại bể của hệ thống xử lý nước thải thường xuyên bị nổi bọt nhiều do tác động của vi sinh vật hoặc do đặc tính của nguồn nước thải.
Nguyên lý hoạt động của chất giảm bọt xử lý nước thải
Tác dụng của chất giảm bọt trong nước thải
Chất giảm bọt có tác dụng phá vỡ các bóng bọt được hình thành trong quá trình xử lý nước thải. Ngoài tác dụng phá bọt, hóa chất giảm bọt còn có thể ngăn chặn nguy cơ hình thành bọt mới trong các bể nước thải.
Chất giảm bọt trong nước thải hoạt động như thế nào?
Chất này không hoà tan vào trong chất lỏng. Khi đưa vào bể, hóa chất nhanh chóng lan ra và ở phía trên mặt của bọt khí. Chúng làm cho sức căng trên bề mặt của bóng bọt bị suy giảm và làm vỡ bọt.
Những tiêu chí cần quan tâm khi mua chất giảm bọt trong xử lý nước thải
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất giảm bọt khác nhau.
Tuy nhiên, để lựa chọn được sản xuất có chất lượng tốt, mức giá phù hợp, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Lựa chọn chất phá bọt có khả năng tan hoàn toàn vào trong nước.
- Nên chọn loại có tác dụng nhanh, mạnh, thời gian phá bọt ngắn và hiệu quả kéo dài để tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Lựa chọn loại hoá chất có khả năng hoạt động bền bỉ trong môi trường có nhiệt độ cao.
- Chọn chất giảm bọt không độc, không mùi, không bén lửa. Đồng thời, trong quá trình hoạt động không phát sinh sản phẩm phụ độc hại.
Hướng dẫn cách pha chế chất giảm bọt trong xử lý nước thải
Nhìn chung, để sử dụng các chất giảm bọt, người ta thường pha loãng theo tỷ lệ dao động từ 0,1 - 2%. Điều này phụ thuộc vào mức độ của bọt trong bể, mức độ phá bọt theo mong muốn. Vì vậy, trong không ít trường hợp để tăng hiệu quả người ta còn có thể pha hoá chất với tỷ lệ 1:1 hoặc 1:10. Bạn nên tham khảo ý kiến của người bán hoặc các chuyên gia môi trường để lựa chọn tỷ lệ phù hợp nhất.
- Bước 1: Pha loãng chất giảm bọt với nước theo tỉ lệ, liều lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Bước 2: Dùng súng phun sương hoặc nhỏ hoá chất phá bọt xuống bề mặt nước thải có bọt.
- Bước 3: Nếu lượng bọt tạo ra quá lớn thì tăng nồng độ chất và số lần phun để cải thiện hiệu quả.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về chất giảm bọt trong xử lý nước thải. Hy vọng với những thông tin mà các chuyên gia Toàn Á cung cấp về nguyên lý hoạt động, hướng dẫn cách lựa chọn và cách pha sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoá chất này và sử dụng hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline dưới đây để được tư vấn kỹ hơn từ các chuyên gia.