Cách làm hầm rút nước thải (bể phốt - biogas tự hoại)
Liên hệ

Cách làm hầm rút nước thải (bể phốt - biogas tự hoại)

Cách làm hầm rút nước thải (bể phốt - biogas tự hoại)

Cách làm hầm rút nước (xử lý nước thải) hay bể biogas chi tiết sẽ giúp bạn xây dựng công trình phù hợp với nhu cầu của gia đình.

Nội dung bài viết

    Hầm rút nước thải là gì?

    Hầm rút nước thải hay bể biogas xử lý nước thải là bể phốt được dùng trong mỗi gia đình. Nó sẽ nhận và chứa các chất thải hữu cơ để phân hủy.

    hầm rút nước thải là gì

    Thông thường, hầm tự hoại thường được xây dựng 2 - 3 bể chứa (các bể được thông với nhau). Mỗi bể đều có nắp đậy kín để tránh tình trạng hơi bốc ra ngoài. Các bể này bao gồm bể chứa, lắng và lọc. Mỗi ngăn sẽ có nhiệm vụ và công dụng khác nhau.

    Nguyên lý hoạt động

    • Đầu tiên, nước thải được xả xuống chúng sẽ vào bể chứa. Bể chứa sẽ dự trữ và phân hủy.
    • Sau một thời gian, nước thải đầy lên sẽ tràn qua bể lắng. Tại bể lắng, các chất thải còn lại tiếp tục quá trình phân hủy.
    • Cuối cùng, khi đã phân hủy thành chất lỏng và đầy bể chứa; chúng sẽ thải ra ngoài theo hệ thống thoát nước được bố trí trước đó.

    Bể phốt rất quan trọng với mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu việc xây dựng hầm tự hoại không đảm bảo đúng tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống nước thải sinh hoạt gia đình. Đặc biệt, nếu không được xử lý kỹ thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như môi trường xung quanh. Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu cách làm bể phốt xử lý nước thải kỹ càng để không bị sai sót khi thực hiện.

    Cách làm hầm rút nước thải hiệu quả

    Việc thi công hầm rút nước thải sẽ dùng vật liệu chính bằng gạch và bê tông. Đây là 2 loại vật liệu phổ biến, dễ mua và phù hợp với môi trường chứa chất thải này. Tuy nhiên, dù bạn muốn xây dựng 2 ngăn hay 3 ngăn chứa thì đều cần có bể chứa và bể lắng thông với nhau.

    Dưới đây là tuần tự cách làm hầm cầu tự hoại đúng chuẩn:

    Bước 1: Xác định vị trí đặt bể chứa

    Bạn cần phải lựa chọn nơi xây dựng hầm xử lý nước thải sao cho không ảnh hưởng đến các sinh hoạt của gia đình. Tùy thuộc vào diện tích, thiết kế nhà ở mà bạn chọn vị trí thích hợp nhất.

    Bước 2: Tính kích thước, thể tích của hầm

    Sau khi xác định vị trí, chúng ta cần tính toán diện tích hầm chứa phù hợp với lưu lượng nước thải của gia đình. Tránh tình trạng quá tải, bể không kịp lọc. Theo tiêu chuẩn chung, thể tích một hầm rút nước thải sẽ được áp dụng theo công thức:

    V = a*b*h

    Trong đó:

    • a, b, h lần lượt là chiều dài, chiều rộng và chiều cao của bể phốt.
    • Thông thường, thể tích bể cho 1 gia đình từ 5 - 7 người khoảng 2m³.
    • Số lượng ngăn trong bề có thể dao động từ 2 - 3 ngăn tùy theo nhu cầu.
    • Trong mỗi ngăn chứa cần đặt 1 ống thông hơi.
    • Đường kính ống dao động trong khoảng 27mm - 34mm.

    Phía trên ống nên lắp cút hình chữ T. Ống này cần đặt ở vị trí cao hơn từ 30 - 40cm so với mái nhà; để khí thoát hẳn khí ra bên ngoài. Hai đầu ngăn chứa mỗi đầu có 1 nắp đậy, nhưng phải đậy kín, tránh tình trạng hơi thoát ra ngoài.

    Ngăn chứa và ngăn lắng tuy có ngăn tách biệt, nhưng sẽ được lắp thông nhau bằng một chiếc cút chữ L đặt ngược. Đường kính giữa 2 ngăn dao động trong khoảng 90mm - 114 mm.

    Bước 3: Đổ nước vào bể trước khi sử dụng

    Việc đổ nước vào bể trước khi sử dụng giúp chất thải được lưu thông và giữ lại tốt hơn. Đây là bước làm đơn giản nhưng không thể thiếu trong biện pháp làm hầm biogas. Nếu sử dụng ngay sau khi thi công, tạp chất sẽ bám dính vào ống xả, khó phân hủy trong bể chứa.

    ham-rut-nuoc-thai

    Lưu ý khi làm hầm Biogas xử lý nước thải

    Ngoài nắm được cách làm hầm rút nước thải, chúng ta cần lưu ý 1 số điều sau khi tiến hành thi công:

    • Không nên để hầm quá gần nhà, phải đảm bảo môi trường được thông thoáng.
    • Nên để hầm cao hơn mái nhà.
    • Nên chọn những vật liệu đảm bảo chất lượng, có độ bền cao (thông thường các gia đình chọn gạch và bê tông).
    • Bắt buộc phải có ngăn chứa và ngăn lắng thông với nhau.
    • Mỗi ngăn chứa cần phải được đậy kín, có tác dụng kiểm tra hoặc là nơi để vệ sinh hầm chứa.
    • Kiểm tra định kỳ hoặc vệ sinh thường xuyên.
    • Bên cạnh đó, bạn cần để ý thêm về độ nghiêng của đường ống chứa chất thải, cách đặt ống thông khí,...
    • Không đổ nước xà phòng xuống bởi sẽ làm chết hết các vi khuẩn có tác dụng phân hủy chất thải.

    Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách làm biogas, cũng như 1 số lưu ý khi thi công. Việc làm bể phốt là vô cùng quan trọng với mỗi gia đình, xí nghiệp, công ty. Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng 1 hệ thống xử lý nước uy tín, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tư vấn và báo giá sớm nhất.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành