Các giai đoạn xử lý nước thải thông thường cho một hệ thống
Liên hệ

Các giai đoạn xử lý nước thải thông thường cho một hệ thống

Các giai đoạn xử lý nước thải thông thường cho một hệ thống

Những giai đoạn xử lý nước thải trong hệ thống có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công trình và chất lượng nguồn nước đầu ra. Mỗi công trình sẽ đảm nhiệm một vai trò nhất định. Do đó, không thể bỏ qua bất cứ quá trình nào. 

Nội dung bài viết

    Những giai đoạn xử lý nước thải thông thường

    1. Xử lý sơ bộ

    Đây là công đoạn xử lý nước thải dựa trên phương pháp cơ học, vật lý là chủ yếu. Một số thiết bị hoặc công trình được ứng dụng như sau:

    • Song chắn rác, lưới chắn rác và bể lắng sơ bộ nhằm loại bỏ các chất rắn, cặn, tạp chất, chất lơ lửng.
    • Bể tự hoại: Dùng để lắng, lên men chất thải rồi xử lý BOD và COD.
    • Bể tách dầu bằng trọng lực có tác dụng loại bỏ các loại dầu mỡ chứa trong nước thải sinh hoạt và sản xuất.

    Xử lý sơ bộ có tác dụng chính là loại bỏ các cặn thô, rác thô có kích thước lớn. Từ đó, giảm tải áp lực cho các công trình xử lý phía sau. Đồng thời, bảo vệ thiết bị xử lý nước thải trong hệ thống khỏi nguy cơ tắc nghẽn, hư hỏng.

    2. Xử lý bậc 2

    Xử lý bậc 2 có hai phương pháp xử lý chính được áp dụng là xử lý bằng hóa chất và sinh học. Cơ chế như sau:

    Trộn hóa chất

    Với các công trình xử lý nước thải hoá học, người dùng chỉ cần trộn hoá chất vào nước thải theo một tỷ lệ nhất định. Mục đích là chuyển đối các hợp chất hoặc chất ô nhiễm tan trong nước thải. Biến chúng thành các chất có tính trơ về mặt hoá học hoặc thành các hợp chất có khả năng kết tủa, lắng đọng rồi thông qua phương pháp lọc để loại bỏ ra khỏi nước thải.

    Xử lý sinh học

    Với các công trình xử lý sinh học, mục đích chính là khử các chất hữu cơ dạng hoà tan hoặc dạng keo. Cơ chế hoạt động nhờ vào sự đồng hoá của vi sinh vật nhằm phân huỷ hoặc biến các chất hữu cơ này thành khí hoặc vỏ tế bào vi sinh. Tiếp đến thông qua quá trình keo tụ và lắng để loại bỏ qua khỏi nước.

    Phương pháp xử lý vi sinh vật còn được sử dụng để khử nitrogen và photpho.

    xử lý nước thải

    Một số công trình trong giai đoạn xử lý nước thải bậc 2 như sau:

    • Bể sinh học hiếu khí, hồ sinh học có tác dụng khử BOD và COD.
    • Bể xử lý bùn hoạt tính, lọc sinh học khử BOD, COD, Phenol
    • Keo tụ và tuyển nổi dùng để xử lý dầu mỡ trong nước thải.
    • Keo tụ và lắng để xử lý kim loại nặng, crom…
    • Sử dụng hóa chất xử lý Cyanua.
    • Trung hoà bằng kiềm giúp khử clo.
    • Phương pháp oxy hóa bằng hóa chất, oxy hoá khử keo tụ và lắng giúp loại bỏ mùi nước, màu nước.

    3. Xử lý bậc 3

    Trong xử lý bậc 3 các công trình xử lý nước thải được áp dụng với mục đích chính là khử các chất hoá học có tính độc hại hoặc khó loại bỏ. Sau đó, khử nitrogen, photpho và các hợp chất vô cơ và hữu cơ còn sót lại ở 2 quá trình trên.

    Sau các quy trình xử lý nước thải, nguồn nước đã đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng nước xả ra môi trường hoặc tái sử dụng. 

    Xử lý nước thải bậc 3 bao gồm các công trình sau:

    Lọc thẩm thấu ngược xử lý COD, BOD, Cyanua, khử màu nước.

    Hấp thụ bằng than hoạt tính để loại bỏ BOD và COD, phenol, clo và các chất clo, khử mùi.

    Điện phân để xử lý Xyanua, Crom, kim loại nặng trong nước.

    Lọc trao đổi ion nhằm loại bỏ crom trong nước, khử kim loại nặng.

    Nước thải sau quá trình xử lý bậc 3 sẽ đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường và có thể xả ra nguồn tiếp nhận.

    Ngoài ra, một số loại nước thải có thể tái sử dụng với các mục đích khác nhau.

    Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về giai đoạn xử lý nước thải. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm đơn vị thi công các công trình xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với Toàn Á JSC - đơn vị thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước cấp, nước thải uy tín nhất hiện nay.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành