Liên hệ

Hệ thống xử lý nước RO: Sơ đồ và Nguyên lý hoạt động

Hệ thống xử lý nước RO: Sơ đồ và Nguyên lý hoạt động

Hệ thống xử lý nước RO là thiết bị sử dụng công nghệ màng lọc nước RO (Reverse Osmosis) làm trung tâm, giúp làm sạch nguồn nước. Tham khảo bài viết dưới đây của Toàn Á để biết thêm thông tin chi tiết.

Nội dung bài viết

    Hệ thống xử lý nước RO là gì?

    Hệ thống xử lý nước RO sử áp dụng công nghệ lọc nước RO (Reverse Osmosis) làm trung tâm. Nó có khả năng làm sạch nguồn nước. Đảm bảo các chất độc hại như asen, sắt, chì, mangan, cặn, các chất hữu cơ có trong nước được xử lý hoàn toàn.

    Hệ thống xử lý nước RO là gì?

    Hiện nay, dưới nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch của người dân, trên thị trường đã xuất hiện vô cùng nhiều hệ thống máy lọc nước ro nước đáng tin cậy, trong số đó không thể không nhắc đến hệ thống RO dân dụng.Ưu và nhược điểm của hệ thống RO dân dụng

    Ưu điểm của việc xử lý nước RO

    • Nước thành phẩm sau khi xét nghiệm đạt QCVN 6-1-2010/BYT.
    • Lọc nước theo nguyên lý thẩm thấu ngược nên đạt hiệu quả lọc cao.
    • Có lõi bổ sung khoáng chất, tạo vị ngọt và tăng lượng oxy, pH cho nước.
    • Có khả năng tự sục rửa khi lọc nước.
    • Loại bỏ được các tạp chất, độc tố và vi khuẩn gây bệnh trong nước.
    • Lọc được nước tinh khiết từ nhiều nguồn nước khác nhau: nước lợ, nước máy, nước giếng khoan,…
    • Ít phải thay thế lõi lọc.

    Nhược điểm của hệ thống

    • Không sử dụng được nguồn nước có tính axit cao.
    • Chỉ giữ lại được 60% lượng nước tinh khiết. Tuy nhiên, nguồn nước được thải ra có thể sử dụng để lau nhà, tưới cây.
    • Sử dụng điện năng nên nếu mất điện thời gian dài sẽ gây ra một vài bất tiện.

    Sơ đồ hệ thống xử lý nước RO công nghiệp

    Sơ đồ hệ thống xử lý nước RO Công nghiệp

    Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước RO

    Nguyên lý hoạt động của hệ thống máy lọc nước ro gồm 3 phần như đã nêu trên hoạt động và phối hợp một cách nhịp nhàng.

    1. Hệ thống tiền xử lý

    Hệ thống tiền xử lý được cấu thành từ nhiều cột lọc, bơm, vật liệu lọc, van điều khiển,… Chúng có nhiệm vụ chung là loại bỏ tạp chất. Cặn lắng lớn, kim loại nặng, chất hữu cơ, làm mềm nước.

    Hệ thống tiền xử lý

    Nước được bơm cấp 1 đưa từ bể chứa vào hệ thống tiền xử lý và tiền lọc. Tại bước này, nước được xử lý qua các cột lọc xử lý kim loại nặng, xử lý carbon, lọc làm mềm và thiết bị lọc tinh.

    Bước làm chỉ là tiền xử lý, tuy nhiên lại vô cùng quan trọng, tránh tình trạng hư hại máy móc và giúp quá trình vận hành sau đó được thuận lợi.

    2. Hệ thống chính - màng lọc nước RO

    Sau khi nước được khử phèn, khoáng, clo và làm mềm, nước được bơm cao áp đưa qua hệ thống màng lọc thẩm thấu ngược RO. Đây chính là giai đoạn chính trong dây chuyền lọc nước RO.

    Hệ thống chính màng lọc nước RO

    Màng RO với được làm từ vật liệu mỏng polyamide quấn chặt chẽ, kích thước khe lọc chỉ 0.0001 micron. Nước sau lọc loại bỏ được chất rắn hoà tan, chất độc hại nguy hiểm như chì, thuỷ ngân, asen, cadimi, nitrate, amoni,… Nước đầu ra đảm bảo sự tinh khiết.

    Màng lọc RO vận hành đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất khi nước đầu vào trước màng đạt các yêu cầu:

    • Nước có độ cứng càng nhỏ càng tốt (< 17mg/l). Do các ion cứng trong nước có thể kết tinh trên màng, tạo mảng bám khiến màng không thể hoạt động.
    • Không chứa các chất oxy hoá. Màng RO được làm từ vật liệu siêu bền, tuy nhiên nếu bị tiếp xúc với các thành phần oxy hóa khiến các lớp màng nhanh bị bục, hỏng.
    • Có độ trong càng lớn càng tốt. Cũng tương tự như độ cứng, cặn lơ lửng còn tồn dư sẽ tạo mảng bám, có thể gây rỉ sét, hỏng màng nghiêm trọng.
    • Hạn chế dừng vận hành hệ thống, do vi khuẩn tồn tại trong nước lưu với thời gian quá lâu, sinh sôi, phát triển cũng gây hỏng màng. Hơn nữa, lượng vi khuẩn lớn có thể ảnh hưởng tới chất lượng nước sau lọc.

    Chính vì vậy, để hệ thống xử lý nước cấp RO hoạt động tốt hơn, không thể bỏ qua các bước tiền xử lý phía trước.

    3. Quá trình xử lý sau màng RO

    Trong quá trình lưu trữ và di truyền trong dây chuyền, nước có khả năng tái nhiễm khuẩn từ không khí. Vì vậy cần diệt khuẩn trước khi vào sử dụng chính thức.

    Có thể thực hiện diệt khuẩn một lớp hoặc hai lớp. Thông thường, hai phương pháp xử lý nước sử dụng công nghệ RO được ưa chuộng là sử dụng là Ozone và UV. Dưới tác dụng của Ozone, vi khuẩn còn lại trong nước được tiệt trùng tuyệt đối.

    Đèn UV

    Sau đó, nước được đưa qua đèn UV, diệt khuẩn thêm một lần nữa mà không làm thay đổi chất lượng nước.

    Nước sau khi được xử lý Ozone và UV, xác vi khuẩn kết dính vào nhau, tạo thành màng lơ lửng. Nước được đưa qua thiết bị lọc xác khuẩn, đảm bảo nước có chất lượng tốt nhất và hương vị thuần khiết.

    4. Các quy trình xử lý nước RO

    Quy trình xử lý nước RO bằng hóa lý

    • Nước được bơm từ giếng khoan sau đó qua hệ thống xử lý nước đa năng và hệ thống lọc cặn tinh trước khi đưa vào bồn đầu nguồn để lắng lọc.
    • Bơm đầu nguồn hút nước và đẩy qua hệ thống lọc thô đa năng gồm: 3 cột lọc
    • Nước khi đã qua 3 hệ thống lọc thô đa năng, tiếp tục được lọc cặn tinh bằng khe lọc 5 micron xử lý mùi, và xử lý cặn tinh trước khi vào bồn trung gian.

    Quy trình loại bỏ kim loại nặng, vi khuẩn, virus

    • Bơm trung gian hút nước từ bồn trung gian và đi qua bộ lọc cặn tinh có khe lọc 1 micron. Tiếp tục nước được máy bơm bơm trực tiếp qua màng thấm thấu ngược RO.
    • Nước được lọc bằng hệ thống màng RO, nước sạch được chứa vào bồn thành phẩm, nước thải được bỏ ra ngoài.
    • Nước khi qua màng lọc RO đã loại bỏ kim loại nặng, vi khuẩn, vi rút và hợp chất hữu cơ.

    Quy trình khử trùng và diệt khuẩn

    • Máy Ozone được gắn vào bồn nước thành phẩm: Dùng để sát khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn còn tồn tại trong nước khi chứa trong bồn inox.
    • Bộ lọc cặn tinh khiết 1 micron được sử dụng sau bồn thành phẩm để chốt chặn lại cặn phát sinh từ bồn thành phẩm gây ra, đồng thời làm bức tường chắn bảo vệ đèn diệt khuẩn UV khỏi bị bể vỡ.
    • Nước tiếp tục đi qua đèn UV tia cực tím diệt khuẩn. Tại đây, vi khuẩn được tiêu diệt thêm lần nữa. Tăng cường hệ thống kiểm soát vi khuẩn.
    • Vi khuẩn được diệt bởi đèn UV, xác vi khuẩn di chuyển ra ngoài. Sau thiết bị đèn cực tím UV có gắn 1 thiết bị lọc xác của vi khuẩn, với khe lọc 0,2 micron có khả năng giữ, chặn lại xác vi khuẩn không cho ra ngoài vòi chiết rót. Đây là quy trình xử lý nước RO cuối cùng.

    Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Toàn Á

    Toàn Á là công ty chuyên lắp đặt hệ thống lọc nước RO uy tín và chất lượng. Công ty chúng tôi luôn đảm bảo đặt lợi ích và cảm nhận của người dùng lên hàng đầu.

    Dịch vụ xử lý nước của Toàn Á

    Những sản phẩm của Toàn Á luôn an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng tạo sự tin tưởng tuyệt đối. Hãy tin tưởng và sử dụng Toàn Á ngay bây giờ nhé.

    Những lưu ý cần chuẩn bị khi lắp đặt hệ thống RO dân dụng

    Trước khi lắp đặt một hệ thống hoàn chỉnh, chủ đầu tư cần có những chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư ban đầu hoàn chỉnh để công tác lắp đặt được tốt nhất:

    • Để đảm bảo hệ thống xử lý nước cấp RO có đủ không gian để hoạt động và tránh những hư hỏng va đập
    • Nguồn điện đủ khỏe. Màng lọc RO cần áp suất thẩm thấu cao để đẩy nước qua màng.
    • Bể chứa nước. Là những bể chứa hoặc téc nước để chứa nước đầu vào và đầu ra sau hệ thống. Các bể chứa này cần kín và thường xuyên được vệ sinh, để đảm bảo nguồn nước đầu ra tinh khiết.
    • Phao điện chống tràn. Phao điện chống tràn là thiết bị cần thiết để đảm bảo cơ chế tự động ngắt khi đầy nước. Chúng giúp tiết kiệm nguồn nước chung cho quá trình xử lý nước RO.

    Những lưu ý cần chuẩn bị khi lắp đặt hệ thống lọc nước Ro

    Hệ thống xử lý nước RO Công Nghiệp đang rất được yêu thích và sử dụng khá phổ biến hiện nay. Với công nghệ hiện đại cùng với việc tích hợp nhiều tính năng ưu việt, thiết bị này có thể mang lại cho khách hàng nguồn nước sinh hoạt an toàn nhất. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin, liên hệ ngay với Toàn Á JSC theo số hotline để được hỗ trợ trực tiếp.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành