Tin hoạt động Liên hệ
Liên hệ

Xử lý nước thải thành nước uống an toàn, hiệu quả nhất

Xử lý nước thải thành nước uống an toàn, hiệu quả nhất

Xử lý nước thải thành nước uống là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay. Bởi nước là nguồn tài nguyên quý giá. Cần được tái sử dụng nhiều lần để phục vụ các mục đích khác nhau của con người. Nếu không, sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn nước sạch.

Nội dung bài viết

    Công nghệ xử lý nước thải thành nước uống

    Để xử lý được nước thải thành nước uống đòi hỏi cần phải áp dụng các công nghệ lọc nước tối ưu nhất. Đồng thời, kết hợp các quy trình xử lý với nhau để đạt được mục đích là tạo ra nguồn nước thải đạt chuẩn. Có thể phục vụ mục đích uống hoặc nấu ăn.

    công nghệ xử lý nước thải thành nước uống

    Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý, điển hình trong đó phải kể đến như:

    Màng sinh học

    Công nghệ màng sinh học được ứng dụng rộng rãi trong các quy trình xử lý nước thải hiện nay. Nguyên lý cơ bản của công nghệ này là sử dụng vi sinh vật để phân huỷ và loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nước thải. Từ đó, làm sạch nguồn nước một cách dễ dàng.

    Quy trình công nghệ màng sinh học thường được áp dụng trong giai đoạn xử lý nước thải thứ cấp và bậc ba. Nó không thể thiếu trong bất cứ hệ thống xử lý nước thải nào.

    Công nghệ sinh học màng nổi bật nhất là MBR. Không chỉ được ứng dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt mà còn công nghiệp và y tế… Ưu điểm nổi bật của công nghệ màng sinh học MBR chính là khả năng xử lý ô nhiễm cao, tiết kiệm chi phí đầu tư, dễ dàng xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống và chi phí vận hành thấp.

    Siêu lọc UF

    Công nghệ siêu lọc UF thường được lắp đặt ở cuối các quy trình xử lý nước thải. Phương pháp này cho phép loại bỏ tới 98% các chất thải lẫn trong nước. Từ đó, có thể tái sử dụng nguồn nước thải với các mục đích khác nhau.

    Hệ thống lọc UF dựa vào áp suất để loại bỏ dầu mỡ, cặn bẩn, các chất lơ lửng trong nước. Công nghệ này có khả năng lọc nước cực kỳ vượt trội và dần trở thành lựa chọn hàng đầu hiện nay khi xử lý nước thải thành nước sạch.

    Lọc nước RO

    Công nghệ lọc nước RO (hay còn gọi là thẩm thấu ngược) được sử dụng với mục đích chính là loại bỏ các loại tạp chất, chất rắn hoà tan thông qua màng bán thấm.

    Màng lọc này sở hữu khe lọc có kích thước siêu nhỏ, chỉ cho phép các phân tử nước đi qua. Cặn bẩn và muối hoà tan có kích thước lớn hơn 0,0001 Micron sẽ bị giữ lại và đẩy ra ngoài theo đường nước thải.

    Nguồn nước sau khi xử lý RO sẽ có độ tinh khiết cao, có thể uống trực tiếp, không cần trải qua đun nấu mà vẫn đảm bảo an toàn.

    Công nghệ RO thường được ứng dụng trong xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.

    Singapore đã biến nước thải thành nước uống như thế nào?

    Tại Singapore, có dự án xử lý nước thải mang tên NEWater. Trong đó, ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất bao gồm siêu lọc UF, lọc RO và tia cực tím. Cụ thể như sau:

    Quy trình xử lý nước thải thành nước uống bao gồm 3 giai đoạn cơ bản sau:

    • Hệ thống lọc UF có chức năng chính là giữ lại các ion muối khoáng, chất hữu cơ ô nhiễm và chất cặn bẩn, vi khuẩn, nấm trong nước.
    • Công nghệ lọc RO  sử dụng màng lọc thẩm thấu ngược có tác dụng giữ lại chất cặn bẩn, vi khuẩn, ion kim loại. Nguồn nước đầu ra có thể đạt độ tinh khiết cao.
    • Sử dụng tia cực tím có tác dụng diệt khuẩn nước, giúp cho nguồn nước đạt được độ tinh khiết 100%.
    • Nước thải sau khi xử lý sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn và có thể dùng cho các mục đích như ăn uống, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp…

    Cách xử lý nước thải thành nước uống tại Singapore

    Xử lý nước thải thành nước uống của PGS. TS Trần Hồng Côn

    Công trình xử lý nước thải thành nước uống của PGS. TS Trần Hồng Côn đã được nghiên cứu kỹ càng trong thời gian dài trước khi được công bố và ứng dụng.

    Quy trình này sử dụng các lớp vật liệu lọc có nguồn gốc từ khoáng chất tự nhiên bao gồm: Đất sét, đá ong, than hoạt tính gáo dừa. Kết hợp với đó là công nghệ nano bạc nhằm diệt khuẩn trong nước. 

    Các lớp vật liệu lọc được xếp trong các cột lọc với 4 tầng riêng vật liệu hấp phụ, vật liệu diệt khuẩn và các lớp lọc có tác dụng phụ trợ. Trong đó bao gồm: vật liệu hấp phụ các chất hữu cơ và amoni; vật liệu hấp phụ kim loại nặng;  vật liệu hấp phụ asen, flo, nitrit và các anion độc hại; vật liệu tiệt trùng… Cụ thể như sau:

    • Sử dụng đá ong biến tính để loại bỏ kim loại nặng trong nước. Nếu kim loại nằm trong chất hữu cơ sẽ được xử lý cùng với chất này. 
    • Đá ong biến tính còn có tác dụng  loại bỏ cả asen, flo, nitrit và các anion độc hại.
    • Than gáo dừa Trà Vinh có tác dụng hấp phụ các chất hữu cơ.
    • Nano bạc kích thước từ  6 đến 20 nanomet có thể tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng cao gấp 200 lần so với bạc kim loại thông thường.

    Đánh giá

    Phương pháp của PGS. TS Trần Hồng Côn đã được kiểm chứng thông qua việc lấy mẫu nước từ sông Tô Lịch để xử lý. Nguồn nước sau lọc được mang đi kiểm nghiệm tại Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương và trung tâm Kỹ Thuật Đo Lường chất lượng 1. Kết quả cho thấy, chất lượng nước đảm bảo yêu cầu. Đồng thời, một số tiêu chí còn tốt hơn cả nước khoáng đóng chai đang được lưu hành trên thị trường.

    Xử lý nước thải thành nước uống của PGS. TS Trần Hồng Côn

    Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Toàn Á JSC về xử lý nước thải thành nước uống. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp xử lý hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 08 222 12 666 để được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xử lý nước.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành