Liên hệ

Quy trình xử lý nước thải sơn tĩnh điện công nghệ hiện đại

Quy trình xử lý nước thải sơn tĩnh điện công nghệ hiện đại

Xử lý nước thải sơn tĩnh điện cần được thực hiện theo công nghệ hiện đại. Bởi đây là nguồn nước thải có những đặc tính riêng biệt, chứa nhiều hóa chất độc hại. Nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.

Nội dung bài viết

    1. Vì sao phải xử lý nước thải sơn tĩnh điện

    • Nước thải sơn tĩnh điện có chứa hoá chất và các thành phần độc hại. Nó có thể giết chết các loại sinh vật phù du trong nước. Đồng thời, gây bệnh cho các loại cá, tôm, thuỷ sản.
    • Nước thải sơn tĩnh điện có thể làm biến đổi tính chất của nước. Các thành phần hoá chất có thể dẫn tới hiện tượng ăn mòn uống nước. Từ đó, làm ảnh hưởng đến hệ thống dẫn nước.
    • Nguồn nước thải này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, vật nuôi, cây trồng.
    • Ngoài ra, nước thải sơn tĩnh điện còn có thể dẫn tới thoái hoá đất, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

    Như vậy, nguồn nước thải này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Vì vậy, cần phải có các phương pháp xử lý phù hợp trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.

    2. Mục đích của hệ thống xử lý nước thải sơn tĩnh điện

    • Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để xử lý các chất ô nhiễm trong nước.
    • Đảm bảo chất lượng nguồn nước sau khi xử lý sẽ đạt quy chuẩn cho phép.
    • Nước thải sau khi ra khỏi hệ thống lọc nước có thể xả ra ngoài môi trường mà không gây ô nhiễm hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn tiếp nhận.
    • Trong một số trường hợp nước thải sơn tĩnh điện sau xử lý có thể tái sử dụng cho một số mục đích khác.
    • Hệ thống phải đảm bảo tính an toàn đặc biệt là quá trình sử dụng hoá chất.
    • Dễ dàng vận hành, tiết kiệm chi phí, hiệu quả xử lý cao.

    3. Quy trình xử lý nước thải sơn tĩnh điện

    Các giai đoạn trong hệ thống xử lý nước thải lĩnh vực sơn tĩnh điện bao gồm:

    • Hố thu gom: Đây là nơi thu gom các nguồn nước thải phát sinh từ nhà máy sản xuất sơn tĩnh điện. Tại đầu đường ống và miệng hố có lắp đặt thêm song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn.
    • Bể điều hoà có tác dụng chính là điều hoà lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải. Tại đây thường được lắp đặt thêm 2 bơm chìm để bơm, khuấy nước. Từ đó, tránh tình trạng phân huỷ kỵ khí gây mùi hôi thối.
    • Bể tuyển nổi: Chức năng chính là tách, loại bỏ chất rắn lơ lửng trong nước. Quá trình sục khí vào nước ở áp suất cao rồi giảm áp đột ngột sẽ tạo ra các bọt khí có kích thước nhỏ.
    • Bể điều chỉnh pH: Sử dụng hóa chất H2SO4 để điều chỉnh nồng độ pH trong nước thải về mức tiêu chuẩn.
    • Bể keo tụ, tạo bông: Tại đây sử dụng hóa chất trợ keo tụ, PAC để liên kết các bông cặn lớn. Bể cũng được trang bị thêm máy khuấy giúp hoá chất tan đều hơn, đẩy nhanh quá trình kết bông.
    • Bể lắng: Những bông bùn có trọng lượng lớn sẽ lắng xuống và tách ra khỏi nước thải. Bùn lắng phía dưới đáy bể sẽ được bơm về bể chứa bùn. Nước thải trong phía trên được chuyển qua bể trung gian.
    • Bể trung gian và cột hấp phụ: Tại đây sẽ có tác dụng chứa nước lắng và loại bỏ các kim loại, chất lơ lửng còn tồn tại trong nước.

    Nguồn nước thải sau khi xử lý sẽ đạt được tiêu chuẩn quy định của bộ TNMT có thể xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không lo ô nhiễm môi trường. Xử lý nước thải sơn tĩnh điện là cần có hệ thống đồng bộ, kết hợp với công nghệ hiện đại. Vì vậy, quý doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế hệ thống trên, hãy liên hệ với Toàn Á JSC. Đây là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước hiện nay.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành