Xử lý nước thải phun sơn: Công nghệ và quy trình thực hiện
Liên hệ

Xử lý nước thải phun sơn: Công nghệ và quy trình thực hiện

Xử lý nước thải phun sơn: Công nghệ và quy trình thực hiện

Xử lý nước thải phun sơn là vấn đề cấp bách hiện nay. Bởi đây là ngành công nghiệp hoá chất có khối lượng nước thải lớn và tính độc hại cao. Do đó, cần thiết phải xử lý, loại bỏ hết các chất ô nhiễm trước khi đưa tới nguồn tiếp nhận. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình xử lý nước thải phun sơn.

Nội dung bài viết

    Nguồn phát sinh từ nước thải phun sơn

    Nước vệ sinh thiết bị

    Quá trình vệ sinh các thiết bị trong phun sơn cần sử dụng một lượng nước vô cùng lớn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc lượng nước thải ra nhiều. Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị thường chứa nhiều hóa chất, chất màu, kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.

    xử lý nước thải phun sơn

    Nước làm mát

    Trong quá trình sản xuất sơn cần sử dụng nước làm mát để hỗn hợp paste sơn không bị bay hơi dung môi. Từ đó, không gây ảnh hưởng đến tính chất của sơn. Nước được đưa qua hệ thống làm lạnh cho nhiệt độ hạ xuống khoảng 7 độ C rồi sẽ đưa vào để làm mát thiết bị nghiền sơn. Nước ra khỏi thiết bị có nhiệt độ cao sẽ được làm nguội rồi tiếp tục làm lạnh để hạ nhiệt khâu nghiền.

    Nguồn gốc nước thải phun sơn

    Nguồn nước này chứa dung môi, bột màu, phụ gia, chất tạo màng. Khi nghiên cứu sẽ thấy nồng độ của nước thải phun sơn có chứa hàm lượng COD và SS cao. Vì vậy, cần có hệ thống xử lý chuyên biệt để không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.

    Những phương pháp xử lý nước thải sản xuất sơn hiệu quả

    Phương pháp keo tụ - tạo bông

    Vì nước thải phun sơn có hàm lượng SS và COD cao. Do đó, việc xử lý bằng phương pháp keo tụ - tạo bông sẽ mang lại hiệu quả xử lý cao.

    Một số hoá chất sử dụng trong quá trình keo tụ như phèn sắt, PAC, phèn nhôm…

    Phương pháp keo tụ - tạo bông

    Ưu điểm của phương pháp này là có khả năng ứng dụng rộng rãi. Có thể áp dụng được cả khi nguồn nước có sự dao động lớn. Hiệu quả lắng sơ bộ cao hơn. Đồng thời, hiệu quả khử màu, khử độ đục cao. Thiết bị sử dụng để keo tụ, tạo bông vô cùng gọn nhẹ, ít tiêu tốn diện tích và hoá chất sử dụng thuộc loại dễ kiếm.

    Phương pháp oxy hoá

    Phương pháp oxy hoá sử dụng phản ứng Fenton được đánh giá là có khả năng loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải phun sơn cao. Hiệu quả có thể đạt tới 80% trong việc loại bỏ COD.

    Phương pháp oxy hoá

    Cơ chế của phương pháp này như sau: Hydro peroxit phản ứng với sắt (II) sunfat sẽ tạo ra gốc tự do hydro có khả năng phá hủy các chất hữu cơ. Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn thì một số chất hữu cơ trong nước sẽ bị chuyển hóa thành CO2 và nước.

    Phản ứng Fenton cần có xúc tác như sắt II, sắt III hoặc chất oxy hoá như hydro peroxit (H2O2).

    Quy trình công nghệ xử lý nước thải phun sơn tại Toàn Á JSC

    Quy trình công nghệ xử lý nước thải phun sơn

    Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phun sơn

    Thu gom nước thải

    Nước thải phun sơn sẽ được dẫn qua song chắn rác, lưới chắn rác để loại bỏ hết các loại cặn thô, chất thải có kích thước lớn. Sau đó, dẫn tới hố thu gom.

    Song chắn rác

    Bể điều hòa

    Tiếp đến, nước thải được bơm trực tiếp đến bể điều hoà. Tại đây, sẽ diễn ra quá trình điều hoà, ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Từ đó, góp phần làm tăng hiệu quả xử lý cho các công trình phía sau.

    Bể điều hoà

    Tại bể điều hoà sẽ được lắp đặt thiết bị thổi khí nhằm tránh tình trạng để cặn lắng xuống dưới đáy bể. Hạn chế nguy cơ phân huỷ kỵ khí gây mùi hôi khó chịu.

    Keo tụ tạo bông

    Sau đó, nước thải phun sơn sẽ được đưa tới bể keo tụ, tạo bông. Tại đây, hoá chất sẽ được châm vào bể giúp cho các hạt keo trong nước kết dính lại với nhau thành những bông bùn có kích thước lớn.

    Bể keo tụ tạo bông

    Bể lắng

    Tiếp đến, nước sẽ được đưa sang bể lắng. Dưới tác động của trọng lực, các bông cặn sẽ lắng xuống đáy bể. Phần bùn này sẽ được dẫn tới bể chứa bùn để xử lý chuyên biệt. Phần nước trong sẽ được dẫn sang bể oxy hóa bằng phản ứng Fenton để loại bỏ các chất khó phân huỷ.

    Bể Fenton

    Tại bể Fenton, nước thải sẽ được châm axit H2SO4 để làm giảm nồng độ pH xuống còn 3. Các chất oxy hoá và chất xúc tác sẽ được thêm vào bể để phản ứng oxy hoá diễn ra thuận lợi.

    Sau đó, nước thải được đưa về bể lắng trung hoà để điều chỉnh độ pH từ thấp thành trung bình. Phần bùn lắng xuống phía dưới sẽ được đưa tới bể chứa bùn.

    Xử lý sinh học

    Bể xử lý sinh học Aerotank xử lý nước thải bằng các vi sinh vật hiếu khí. Tại đây, chất hữu cơ trong nước thải sẽ được phân huỷ thành các hợp chất vô cơ đơn giản.

    Bể xử lý sinh học Aerotank

    Điều kiện cơ bản của quá trình xử lý nước thải bằng sinh vật hiếu khí là cần cung cấp đủ oxy trong bể phản ứng. Vì vậy, tại bể Aerotank người ta thường trang bị thêm bơm oxy hoặc máy sục khí.

    Lắng nước thải

    Nước thải sản xuất sơn sau quá trình xử lý sinh học sẽ được chuyển qua bể lắng nhằm mục đích lắng cặn bùn sinh học.

    Lắng nước thải

    Phần bùn lắng được đưa vào bể chứa bùn. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn về lại bể Aerotank để đảm bảo mật độ sinh khối, vi sinh vật trong bể. Phần nước trong bên trên đã đạt quy chuẩn và có thể thải ra nguồn tiếp nhận.

    Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về xử lý nước thải phun sơn. Hy vọng những thông tin mà các chuyên gia Toàn Á JSC chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về công nghệ và quy trình xử lý phù hợp. Nếu bạn đang có ý định thiết kế, xây dựng công trình xử lý nước thải phun sơn phù hợp hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0913.543.469 để được tư vấn.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành