Top 3 phương pháp xử lý nước thải pH cao hiệu quả nhất
Liên hệ

Top 3 phương pháp xử lý nước thải pH cao hiệu quả nhất

Top 3 phương pháp xử lý nước thải pH cao hiệu quả nhất

Trong quá trình xử lý nước thải, độ pH đóng một vai trò quyết định đến chất lượng nguồn nước khi xả ra môi trường. Vì vậy, cần có phương pháp để làm giảm nồng độ pH về mức tiêu chuẩn. Hãy cùng tìm hiểu 3 phương pháp đang được ứng dụng trong xử lý nước thải pH cao dưới đây.

Nội dung bài viết

    Độ pH cao là gì?

    Trước khi xử lý ta cần phải nắm rõ độ pH là gì. pH là ký hiệu được viết tắt của từ Pondus Hydrogenii. Độ pH được hiểu là nồng độ ion H+ trong môi trường dung dịch dưới sự tác động của hằng số điện ly. 

    Đây là những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất của nước, giúp đánh giá nước thải là axit, bazo hay trung hòa. Mỗi dung dịch tồn tại ở dạng lỏng đều có độ pH riêng và đó là yếu tố chính quyết định nguồn nước đó có lợi hay có hại. 

    Độ pH được gọi là cao khi có pH > 7 trên thang tiêu chuẩn khiến nước có tính kiềm và ảnh hưởng tới mùi vị của nước. Độ pH cao sẽ gây bất lợi trong quá trình xử lý nước thải.

    Tại sao cần xử lý nước thải pH cao?

    Giảm hiệu suất quá trình xử lý

    Khi pH ở mức kiềm sẽ gây suy giảm hệ enzyme, ảnh hưởng tới sự phát triển của vi sinh vật. Trong quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, pH cần phải được duy trì trong giới hạn tối ưu để tăng khả năng kết bông bùn. Hiệu suất hoạt động của enzyme phụ thuộc vào giá trị pH riêng trong nước thải hoạt động. Hậu quả của việc pH cao khiến hệ vi sinh tiết ra, gây vỡ bông cặn khiến các vi khuẩn cạnh tranh, ảnh hưởng tới quá trình xử lý.

    Ảnh hưởng cân bằng, khó đào thải

    Nồng độ pH > 7 sẽ gây ra phản ứng hóa học, sinh ra nhiều Nh3. Chất này khó xử lý hơn rất nhiều và tồn tại ở dạng độc. Thông thường, các vi khuẩn trong nước thải sẽ oxy hóa amoniac, làm chuyển hóa Nh4+ dễ bay hơi hơn và ít độc. Vì vậy pH cao sẽ khiến vi sinh vật bị ức chế và khó xử lý chất độc hơn, việc đào thải bị ảnh hưởng.

    Tại sao cần xử lý nước thải có độ pH cao

    Phương pháp xử lý

    Nước thải có độ pH cao gây nhiều ảnh hưởng đối với con người. Sau khi biết được cách đo đạc và tác hại của chúng thì cần phải có phương pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là 4 phương pháp chính được ứng dụng rộng rãi hiện nay trên nước ta.

    Phương pháp trung hòa

    Xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa có tác dụng làm thay đổi độ pH trong nước thải. Bước đầu tiên người ta sẽ lấy nước thải axit và nước thải kiềm tính trộn lẫn lại với nhau. Khi đó môi trường axit- bazo sẽ được trung hòa về trạng thái cơ bản. 

    Sau đó các chất hóa học sẽ được sử dụng bổ sung vào bể chứa để cân bằng môi trường. Tiếp đến, các vật liệu lọc có tính trung hòa giúp làm giảm tính axit, tăng lượng canxi. Tuy nhiên nước sau đó sẽ trở thành nước cứng nên có thể gây ra tắc nghẽn. Vì vậy cần có bộ lọc thô phía trước và thường xuyên kiểm tra để tránh xảy ra tình trạng này.

    Phương pháp sử dụng hóa chất

    Sử dụng hóa chất xử lý nước thải là quá trình sử dụng các chất hóa học có đặc tính riêng nhằm loại bỏ những yếu tố gây hại có trong nguồn nước. Các chất hóa học sẽ phản ứng với một số chất có trong nước thải và thu được các chất cặn bã hoặc các chất khí và nước an toàn. 

    Hóa chất pH- và HCl 32 % là hai loại chủ yếu được ứng dụng. 

    Đối với hóa chất pH-, ta sẽ sử dụng 1kg cho 100 mét khối nước sẽ làm giảm 0,1 độ pH theo tiêu chuẩn. Cách xử lý này rất đơn giản và an toàn, mang tới hiệu quả cao. 

    Còn về phần hóa chất HCl 32 % có chi phí thấp hơn pH- nhưng có vài nhược điểm. Do tính chất của HCl có tính axit mạnh, mùi hắc nên sau khi sử dụng thì độ an toàn sẽ không được cao và gây mùi khó chịu cho mọi người.

    Phương pháp sử dụng hạt nâng độ pH

    Hạt nâng độ pH có tuổi thọ kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm phụ thuộc vào chất lượng nước và tần suất sử dụng. Chúng được sử dụng trong các bể lọc hở hoặc lọc áp lực nước theo hướng từ trên xuống dưới. Khi đưa vào cần sử dụng vật liệu có lớp lót ở trên và đặt trên cùng của bồn lọc. Để hạt phát huy công dụng tốt nhất thì nên để thiết bị lọc vận hành tiwf 5- 15m trên 1 giờ. Thường xuyên bổ sung hạt nâng độ để nước có độ pH ổn định.

    Phương pháp xử lý nước thải pH cao

    Thông qua bài viết trên, chắc hẳn độc giả đã nắm được phương pháp xử lý nước thải pH cao. Đây là một việc làm vô cùng cần thiết đối với việc xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Các chuyên gia Toàn Á JSC luôn sẵn sàng hỗ trợ các giải pháp xử lý nước thải an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành