Liên hệ

Đặc điểm, sơ đồ công nghệ, quy trình xử lý nước thải nhà bếp

Đặc điểm, sơ đồ công nghệ, quy trình xử lý nước thải nhà bếp

Xử lý nước thải nhà bếp giúp xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải. Từ đó, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đối với môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Đặc biệt là với các bếp ăn tập thể, bếp ăn nhà hàng, khách sạn, bệnh viện có quy mô lớn. Bởi khối lượng nước thải ở đây cao và nồng độ ô nhiễm lớn. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm những giải pháp hiệu quả cho việc xử lý nước thải nhà ăn, hãy tham khảo bài viết dưới đây với các thông tin hữu ích.

Nội dung bài viết

    Nước thải nhà bếp là gì?

    Nước thải nhà bếp là nước thải phát sinh từ các hoạt động của nhà bếp bao gồm:

    • Nước thải từ quá trình sơ chế nguyên vật liệu nấu ăn như rau củ, thịt cá.
    • Nước thải từ quá trình vệ sinh dụng cụ nấu ăn, thiết bị và vệ sinh sàn nhà.
    • Nguồn nước thải ra từ quá trình dọn rửa chén bát, đũa thìa.. sau khi ăn uống xong.
    • Nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên.
    • Như vậy, có thể thấy nước thải nhà bếp xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Số lượng người sử dụng càng lớn thì khối lượng nước thải ra càng nhiều và tính chất càng phức tạp hơn.

    Đặc điểm nước thải nhà bếp

    Nước thải nhà ăn có những đặc điểm sau:

    • Nước thải chứa nhiều dầu mỡ, vụn từ các thực phẩm hữu cơ sống và chín.
    • Chứa nhiều bùn đất, cát rơi ra từ quá trình sơ chế thực phẩm.
    • Có hoá chất tẩy rửa từ hoạt động rửa bát, vệ sinh thiết bị, lau sàn…
    • Chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Nếu không xử lý sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm độc, gây các bệnh lỵ tả cho con người.

    Như vậy, nước thải nhà bếp có đặc tính tương đối phức tạp và chứa nhiều chất khó xử lý. Vì vậy, nếu chỉ áp dụng các biện pháp thông thường sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Cần xây dựng hệ thống chuyên biệt dựa trên quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về tính chất của nguồn nước thải.

    Đặc điểm nước thải nhà bếp

    Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà bếp

    Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà bếp

    Thuyết minh quy trình xử lý nước thải nhà bếp

    Thiết bị tách rác

    Nước thải từ nhà ăn sẽ được thu gom và dẫn qua các đường ống dẫn nước. Trong nguồn nước này thường chứa nhiều dầu mỡ, bùn đất, thực phẩm thừa. Do đó, cần có biện pháp loại bỏ để hạn chế nguy cơ tắc nghẽn ống nước.

    Cách đơn giản nhất là sử dụng các thiết bị tách rác như lưới chắn rác, song chắn rác. Chúng sẽ được đặt ở đầu các đường ống dẫn nước. Tại đây các loại rác thô có kích thước lớn sẽ bị ngăn lại. Phần nước trong và rác nhỏ sẽ theo ống dẫn nước xuống bể tách dầu.

    Bể tách dầu

    Vì nước thải nhà bếp chứa nhiều dầu mỡ nên cần phải xử lý các chất này trước khi đưa tới các công đoạn xử lý sau. Bể dầu mỡ là nơi đảm nhiệm công việc này trong hệ thống xử lý.

    Tại đây, dầu mỡ sẽ được tách ra khỏi nước rồi được hút đi xử lý theo định kỳ. Nước thải sau đó sẽ được chuyển đến bể điều hoà.

    Bể điều hoà

    Chức năng chính của bể điều hoà là ổn định lưu lượng và nồng độ của nước thải. Tại đây, máy thổi khí sẽ được lắp ở đầu và cuối bề nhằm mục đích cung cấp oxy liên tục. Từ đó, không xảy ra hiện tượng yếm khí.

    Bể điều hoà cũng có tác dụng xử lý một phần COD và BOD trong nước thải. Theo đó, cơ quan này có thể làm giảm 10% BOD và 10% COD trước khi đưa tới bể sinh học thiếu khí.

    Bể sinh học thiếu khí

    Bể sinh học thiếu khí là công trình đảm nhiệm chức năng xử lý N và P trong nước thải nhờ vào hoạt động của các loại vi sinh vật thiếu khí.

    Tại đây, các vi sinh vật thiếu khí sẽ phân huỷ chất ô nhiễm trong nước thải thành nguồn thức ăn cho sự phát triển.

    Nguồn nước sau xử lý sinh học thiếu khí sẽ được chuyển sang bể sinh học hiếu khí.

    Bể sinh học hiếu khí 

    Bể sinh học hiếu khí là công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải nhà bếp.

    Tại đây sử dụng công nghệ bùn hoạt tính bám dính làm môi trường cho vi sinh vật hiếu khí tồn tại. Chúng sẽ sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải để làm nguồn thức ăn cho sự phát triển. Từ đó, làm giảm mức độ ô nhiễm của nguồn nước xuống mức thấp nhất.

    Bể lắng sinh học

    Bể lắng có tác dụng chính là làm lắng và tách các bông bùn vi sinh ra khỏi bề mặt nước thải. Lúc này, nồng độ COD đã giảm được từ 80 - 85%.

    Phần nước trong sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận. Phần bùn lắng phía dưới sẽ được chuyển tới bể chứa bùn và xử lý bằng phương pháp chuyên biệt.

    Bể khử trùng

    Tại bể khử trùng, người ta sẽ châm chlorine vào trong nước thải để tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Nhờ đó, nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn sẽ được xả thải ra ngoài môi trường.

    Hệ thống xử lý nước thải nhà bếp, nhà ăn là phương pháp mang lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ môi trường và đời sống con người. Toàn Á JSC là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp xử lý nước thải uy tín. Cam kết hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hoặc liên hệ hợp tác.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành