Nước thải miến dong
Tác hại của nước thải miến dong
Các làng nghề miến dong thường có khối lượng sản xuất lớn. Thế nhưng lại chưa có cơ sở máy móc trang thiết bị để xử lý nước thải tương xứng. Hầu hết nước thải sẽ xả thẳng trực tiếp ra môi trường; gây ra nhiều tác hại như:
- Hàm lượng rác vô cơ: NH4, NO2,... gây ô nhiễm nặng nề đến nguồn nước.
- Hàm lượng COD, BOD, SS,... chất thải rắn đều vượt ngưỡng cho phép.
- Nước thải tồn đọng lâu dài dễ ngấm vào nguồn nước sinh hoạt; gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người: gây bệnh về hô hấp, bệnh đường ruột,...
- Hàm lượng rác hữu cơ lớn; là nguồn rác thải dễ phân huỷ, dễ chuyển hoá sinh học và tạo nên mùi hôi tản vào trong môi trường.
- Làm mất mỹ quan đô thị.
- Ảnh hưởng hệ sinh thái.
Những tác hại kể trên là điều không thể phủ nhận. Vì vậy, cần phải xử lý một cách hợp lý và hiệu quả; tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Quy trình xử lý nước thải sản xuất miến dong phổ biến hiện nay
Giai đoạn 1: Hầm biogas
- Với phương pháp này, nước thải được tập kết chung tại một hố. Tại đây sẽ có các cửa, song chắn để loại bỏ các chất thải không tan, rác có kích thước lớn.
- Trong hố tập trung, các rác thải hữu cơ trong nước thải sẽ phân huỷ sinh học, sinh ra khí metan (khí đốt). Khí này nhẹ sẽ bay trên bề mặt hố.
- Xử lý nước thải sản xuất miến dong bằng hầm Biogas sẽ thu được khí đốt. Chủ cơ sở có thể tận dụng làm nguồn nhiên liệu cho bếp ga, lò sưởi,...
- Bên cạnh đó, phương pháp này có thể xử lý từ 40-50% lượng rác hữu cơ có trong nước thải. Như vậy, nồng độ rác hữu cơ còn lại sẽ ít ảnh hưởng đến môi trường.
Giai đoạn 2: Xử lý nước thải với bể lắng
Nước thải sản xuất miến sau khi được xử lý thô sẽ được đưa sang bể lắng. Trong bể lắng, nước thải sẽ tiếp tục đc xử lý sơ bộ. Ở đây các chất thải vô cơ, chất thải rắn lơ lửng sẽ được lắng đọng xuống đáy bể.
Khi đó, trong nước thải sẽ chỉ còn các chất thải rắn có kích nhỏ. Các chất thải rắn này nguồn chất thải vô cơ sẽ đc xử lý bằng hình thức đốt, ủ,... Cuối cùng, chúng được chuyển đổi thành phân bón nông nghiệp.
Giai đoạn 3: Lọc sinh học ngập nước (sử dụng cột hiếu khí và kỵ khí)
Nước thải sau khi được xử lý tại bể lắng sẽ được đưa vào bể chứa. Từ bể chứa, nước thải được bơm vào cột lọc kỵ khí và đi đến ống chia nhánh (tốc độ, lưu lượng dòng chảy được máy bơm điều chỉnh). Mực nước sẽ từ từ được bơm lên ngập lớp vật liệu lọc.
Nước thải sẽ được bao bọc bởi vi sinh vật đã sinh trưởng và chảy qua lớp vật liệu lọc rắn, sau đó phát triển trên bề mặt vật liệu lọc. Từ đó, các chất thải hữu cơ sẽ bị phân huỷ và mủn bùn. Phần bùn này sẽ lắng xuống đáy cột; có van xả đóng mở để lấy được phần bùn ra xử lý.
Phần nước thải trong ống tiếp tục chảy đến cột hiếu khí. Ở đây sử dụng nguyên lý bình thông nhau; dòng nước thải sẽ trộn với dòng không khí được thổi lên bằng máy thổi khí. Qua phản ứng sinh học hiếu khí các tạp chất hữu cơ còn lại sẽ bị phân huỷ; phần bùn lại tiếp tục lắng xuống đáy cột.
Nhờ có máng lắng cặn trong cột hiếu khí; nguồn nước thải sẽ được lắng cặn một lần nữa. Sau đó, hoàn tất và được đưa ra khỏi cột hiếu khí, đưa nguồn nước ra ngoài kiểm định chất lượng.
Nếu quá trình xử lý nước thải sản xuất miến dong chưa đạt các chỉ tiêu cho phép, nó sẽ được đưa trở lại 2 cột lọc kỵ khí và hiếu khí. Quá trình xử lý sẽ lại tiếp tục thực hiện tuần tự như trước cho đến khi đạt đủ tiêu chuẩn của nước thải.
Kết luận
Nước thải sản xuất miến chứa nhiều các tạp chất hữu cơ (tỉ lệ nồng độ BOD5/COD từ 0,6 - 0,7) có thể dễ bị phân huỷ. Nên việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là điều bắt buộc.
Nếu doanh nghiệp, làng nghề đang tìm phương pháp xử lý nước thải miến dong một cách hiệu quả và an toàn hãy liên hệ với chúng tôi. Toàn Á với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng, thiết kế các hệ thống máy móc xử lý nước thải; cam kết sẽ giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và đạt chuẩn.