Nước thải làng nghề là gì?
Nước thải làng nghề chứa các hợp chất vô cơ độc hại như Acid, Bazo, muối, kim loại nặng,... thải ra môi trường trong quá trình sản xuất. Nguồn thải này không những gây tác động đến nguồn nước mặt mà còn ảnh hưởng tới nước ngầm, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Nhận thấy tình trạng trên, chúng ta cần thực hiện ngay những phương pháp xử lý nước thải làng nghề mang lại hiệu quả trong thời gian nhanh nhất. Góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta.
Quy trình xử lý nước thải làng nghề
Bởi nguồn nước thải làng nghề chứa nhiều chất độc hại, cùng nồng độ ô nhiễm khác nhau, do đó các công nghệ xử lý nước thải làng nghề cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, các bước xử lý đều bao gồm những giai đoạn cơ bản như sau:
Sàng lọc nguồn thải
Với nhiệm vụ chính đó là loại bỏ các chất thải có kích thước ngoại cỡ so với hệ thống xử lý nước thải, hạn chế tình trạng tắc nghẽn hệ thống hoặc hỏng hóc máy móc không mong muốn.
Xử lý Lọc sơ cấp
Hệ thống xử lý lọc chia thành 2 loại: Xử lý lọc sơ cấp và xử lý lọc thứ cấp
- Lọc sơ cấp: Loại bỏ các hợp chất ra khỏi nguồn thải trước khi đưa vào xử lý sinh học.
- Lọc thứ cấp: Điều hướng bùn hoạt tính quay lại bể sục khí sau khi trải qua quá trình xử lý sinh học.
Đối với giai đoạn lọc sơ cấp, nguồn nước thải được chảy qua các bể chứa lớn, hay còn được gọi là bể lắng chính. Công trình này được sử dụng với mục đích tách lượng dầu mỡ nổi lên bề mặt và được thu gom xử lý. Thông thường, bể lắng sơ cấp được trang bị máy cào bùn hoạt động liên tục với tần suất, lượng bùn được thu bằng phễu đặt ngay trong phần đáy của bể.
Sục khí
Giai đoạn sục khí là giai đoạn đóng vai trò khá quan trọng trong công tác xử lý nước thải làng nghề. Một số phương pháp được sử dụng rộng rãi như:
- Sục khí với tốc độ cao.
- Sục khí mở rộng.
- Sục khí thông thường.
- Sục khí gián đoạn.
Hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất đều coi phương pháp sục khí là phương tiện đào thải, loại bỏ các chất độc hại khá tốt và đảm bảo an toàn. Sục khí thường xuyên cung cấp oxy cho hệ vi sinh vật trong quá trình phân hủy thông thường.
Lọc thứ cấp
Lọc thứ cấp là hoạt động ở cấp độ sâu hơn so với lọc sơ cấp, góp phần làm suy giảm hàm lượng sinh học của nguồn thải thông qua các quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Thông qua việc bổ sung muối vô cơ, quá trình keo tụ cặn bông được tiến hành tại giai đoạn này. Nhằm loại bỏ các mầm bệnh, nâng cao chất lượng nước phù hợp với các tiêu chuẩn cho phép để đảm bảo an toàn trước khi xả ra bên ngoài.
Khử trùng
Nguồn nước thải từ một làng nghề truyền thống có thể chứa những các chất gây ô nhiễm môi trường khác nhau – bao gồm BOD, COD, Phenol, chất thải vệ sinh độc hại và một loạt các hợp chất phức tạp khác. Sự kết hợp giữa đèn UV và hóa chất Clo nhằm phục vụ mục đích khử mùi vị, phá hủy các hợp chất hữu cơ, hóa chất độc hại khác.
Loại bỏ chất rắn hữu cơ và vô cơ
Công đoạn cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải làng nghề bao gồm: cải tạo, đốt cháy, vun đất và chôn lấp, với mục đích chủ yếu là loại bỏ các chất rắn hữu cơ và vô cơ chứa trong nguồn thải.
Hệ thống xử lý nước thải trên sẽ là giải pháp tối ưu cho các làng nghề sản xuất trong bối cảnh hiện nay. Với phương châm không ngừng phát triển, sáng tạo, Toàn Á JSC luôn nỗ lực hết mình, đem đến những chính sách ưu đãi hết sức hấp dẫn cho quý khách hàng. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0913.543.469 để được hỗ trợ tư vấn về các dự án xử lý nước thải tức thời.