Liên hệ

Công nghệ xử lý nước thải kháng sinh tại bệnh viện hiệu quả

Công nghệ xử lý nước thải kháng sinh tại bệnh viện hiệu quả

Xử lý nước thải kháng sinh là xử lý nguồn nước có chứa hàm lượng các chất độc hại cao. Nếu không can thiệp kịp thời thì kháng sinh trong nước thải sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi tiếp xúc với môi trường. Do đó, cần phải nghiên cứu những giải pháp xử lý triệt để và phù hợp.

Nội dung bài viết

    Nước thải kháng sinh là gì?

    Nước thải kháng sinh chứa hàm lượng hợp chất có chứa vòng β- lactams cao. Đây là thành phần tương đối khó xử lý và cần áp dụng các biện pháp khoa học và công nghệ phù hợp.

    Các thành phần dược liệu, thuốc kháng sinh khi trộn lẫn với nhau sẽ tạo thành hỗn hợp có mức độ độc hại rất khó đánh giá và kiểm soát. Nó không chỉ gây hại cho môi trường sinh thái mà còn có hại cho sức khoẻ và đời sống của con người.

    Nước thải kháng sinh

    Lâu dần gây ảnh hưởng đến nước mặt, nước ngầm, đất xung quanh nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, nó còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và một số căn bệnh cho cư dân sống xung quanh đó.

    Nguồn nước thải này có tính chất phức tạp, cần phải áp dụng các biện pháp, công nghệ xử lý chuyên biệt. Đồng thời, căn cứ vào hàm lượng kháng sinh và các chất thải khác, đặc tính của chúng để lựa chọn quy trình xử lý phù hợp nhất.

    Những công nghệ xử lý nước thải kháng sinh

    Tách màng

    Công nghệ tách màng đang là một trong những giải pháp xử lý nước thải kháng sinh hiệu quả và được áp dụng phổ biến hiện nay. Cơ chế của phương pháp này là thông qua hệ thống màng lọc tiên tiến. Những màng lọc này có kích thước khe lọc siêu nhỏ, có khả năng chịu được áp lực cao.

    Khi nước thải đi qua màng, toàn bộ cặn bẩn, tạp chất, chất lơ lửng có kích thước lớn hơn lỗ lọc đều sẽ bị giữ lại. Nguồn nước sau quá trình này đạt được độ sạch tương đối cao.

    Công nghệ chiếu xạ

    Chiếu xạ được đánh giá là giải pháp khoa học tiên tiến, hiện đại và có thể khử được các loại tạp chất gây hại.

    Công nghệ chiếu xạ

    Cơ chế hoạt động khá đơn giản, không cần phải trang bị nhiều máy móc, thiết bị cầu kỳ hoặc sử dụng hoá chất. Đồng thời, tỷ lệ loại bỏ chất thải đạt mức rất cao nên người dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng.

    Phân huỷ sinh học

    Cơ chế của phương pháp này là sử dụng các vi sinh vật có khả năng phân huỷ các tạp chất trong nước thải kháng sinh để làm nguồn dinh dưỡng cho sự tồn tại và phát triển.

    Khi đưa các sinh vật này vào trong bể xử lý, các phản ứng sinh học sẽ diễn ra giúp loại bỏ hợp chất bẩn và các sinh vật ô nhiễm. Phương pháp này được đánh giá là an toàn với khả năng xử lý khối lượng nước thải cực lớn.

    Dùng bể phản ứng sinh học

    Hệ thống bể phản ứng sinh học bao gồm các công trình như bể kỵ khí - hiếu khí - thiếu khí. Mỗi bể sẽ đảm nhiệm một chức năng riêng biệt khác nhau. Tuy nhiên, đều chung mục đích là xử lý các chất độc, chất cặn bẩn tồn tại.

    Bể phản ứng sinh học

    Tại các bể phản ứng sinh học, nhóm vi khuẩn mang tính chất kỵ khí - hiếu khí - thiếu khí sẽ phản ứng với chất thải để tạo nên phản ứng phân huỷ giúp dễ dàng xử lý.

    Hy vọng những thông tin mà Toàn Á cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc xử lý nước thải kháng sinh. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành