Công nghệ xử lý nước thải sản xuất đậu phụ (đậu hũ)
Liên hệ

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất đậu phụ (đậu hũ)

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất đậu phụ (đậu hũ)

Xử lý nước thải đậu phụ tại một số tỉnh thành hiện nay đang là vấn đề rất cần thiết. Vì đa số các cơ sở sản xuất đậu phụ đang xả một khối lượng lớn nước thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Vậy quy trình xử lý được diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Toàn Á.

Nội dung bài viết

    Quá trình sản xuất và thành phần chính của đậu phụ

    Kết thúc quy trình sản xuất đậu phụ sẽ thải ra một khối lượng nhất định nước thải. Thành phần chính của nước thải đậu phụ gồm:

    dau-phu

    • pH: 4.1.
    • SS: 109 mg/L.
    • BOD5: 356 mg/L.
    • COD: 549 mg/L.
    • Ptổng: 22 mg/L.
    • Ntổng: 431 mg/L.
    • NH4+: 118 mg/L.
    • Coliform: 11 x 104 MPN/100ml.

    Hậu quả của việc không xử lý

    Tuy nhiên, vì không có cách xử lý hợp lý mà xung quanh khu vực sản xuất đậu phụ đang phải hứng chịu một số những hậu quả như:

    • Nguồn nước xung quanh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hôi khó chịu, mà nước đen gây mất mỹ quan.
    • Nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến đất đai xung quanh khu vực cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có nhiều diện tích đất đai không thể canh tác, sử dụng.
    • Không khí cũng bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng sức khỏe của người dân sống quanh các cơ sở làm đậu phụ đều không được tốt.

    Công nghệ xử lý

    Quy trình xử lý sẽ được diễn ra như sau:

    Bể thu gom

    Nước thải sẽ được thu gom vào hố thu gom và vận chuyển qua song chắn rác để loại bỏ những rác thải có kích thước lớn. Mục đích để bảo vệ cho hoạt động phía sau không xảy ra hiện tượng tắc nghẽn. Đặc biệt, bên trong hố thu gom sẽ được thiết kế lắp đặt thêm máy bơm để luân chuyển nước thải sang bể điều hòa.

    Sau khi nước thải được bơm đẩy sang bể điều hòa chúng sẽ được điều hòa lại lượng nước và tính chất. Trong bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục và luân phiên nhau nhờ 2 máy thổi khí. Tiếp đó nước thải sẽ được chuyển qua bể SBR.

    co-so-san-xuat-dau-phu

    Bể SBR

    Bên trong bể SBR sẽ diễn ra 4 quá trình chính là điền đầy, sục khí, lắng và thu nước mặt. Hai quá trình này sẽ giúp loại bỏ được các hợp chất hữu cơ và nitơ có trong nước thải. Công nghệ SBR hiện nay đang là một trong những công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất.

    Đặc biệt hiệu quả xử lý nước thải của công nghệ rất cao nhưng hao tốn rất ít năng lượng và người vận hành có thể dễ dàng kiểm soát được các hoạt động được diễn ra ở trong bể. Từ đó có thể nhanh chóng phát hiện được sự cố để thay đổi.

    Sau khi xử lý sinh học tại bể SBR nước thải sẽ được bơm vào bồn lọc áp lực. Mục đích nhằm loại bỏ được hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng vẫn chưa làm được. Hoạt động này sẽ giúp đảm bảo được độ trong của nước trước khi vận chuyển nước vào bể khử trùng.

    Bể lọc áp lực

    Trong khi lọc áp lực sẽ giúp tách phần cặn ra khỏi nước và giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc. Cùng với đó, nước lọc sẽ được dẫn sang hố thu và chuyển vào bể khử trùng.

    Bể khử trùng

    Trong bể khử trùng sẽ được bơm thêm chlorine theo một định lượng nhất định. Dưới tác động của chất oxy hóa mạnh các vi sinh vật độc hại trong nước thải sẽ được tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo cho nguồn nước sau quá trình xử lý sẽ đạt đúng tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

    Thông qua bài viết này chắc hẳn bạn đã có được những thông tin về tác hại của nước thải đậu phụ đối với con người và môi trường. Để vừa phát triển kinh tế, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dùng các cơ sở sản xuất cần biết cách xử lý sao cho phù hợp.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành