Công nghệ xử lý nước thải là gì?
Công nghệ xử lý nước thải là các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm khác nhau khỏi nước thải, giúp cho nước thải trở nên an toàn để xả ra môi trường hoặc tái sử dụng. Các phương pháp xử lý nước thải bao gồm xử lý vật lý, hóa học và sinh học.
Hệ thống công nghệ xử lý nước thải
Trong thời buổi nước thải ngày càng nhiều như: nước thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp sản xuất. Cùng với đó việc xử lý cũng là vấn đề đáng được quan tâm để đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn an toàn, hoặc có thể tái sử dụng được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các công nghệ xử lý nước thải hiện nay. Tuy nhiên, điều này cũng đồng thời mang lại những khó khăn cho khách hàng, nhất là khách hàng doanh nghiệp trong việc chọn lựa xử lý nước thải công nghệ cao phù hợp.
Công nghệ xử lý nước thải MBBR
MBBR được biết đến như là công nghệ xử lý nước thải hiện đại trên thế giới phối hợp hoàn hảo giữa Aerotank truyền thống và phương pháp sinh học hiếu khí. Đây là công nghệ giá thể sinh học bắt nguồn từ việc sử dụng các loại giá thể sinh học trong việc xử lý chất lỏng.
Quy trình xử lý nước thải MBBR
Cụ thể, lượng nước thải sẽ được tiến hành như sau: Chất thải được dẫn truyền tập trung về bể thu gom nước thải. Tại đây đã bố trí sẵn các giá thể bám lơ lửng. Mặt ngoài của các giá thể này bám đầy các loại vi sinh vật, hình thành nên lớp bùn vi sinh.
Trong khi đó, lớp trong cùng của giá thể lại sản sinh các vi sinh vật kỵ khí giúp xử lý, phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong chất thải. Chủng vi sinh vật thiếu khí sinh sôi tại giá thể giúp khử muối Nitrat thành khí Nitơ, mang đến hiệu quả xử lý chất ô nhiễm trong nước thải.
Ưu điểm
Vận hành đơn giản, hiệu quả BOD cao, tiết kiệm nhiên liệu, quá trình kiểm soát cũng được thực hiện dễ dàng với công suất lớn. Tuy nhiên, hạn chế của công nghệ MBBR là sự phụ thuộc quá nhiều vào lượng vi sinh vật trên giá thể.
Công nghệ xử lý AAO (A2O)
Công nghệ AAO (A2O) tân tiến đến từ xứ phù tang. Qua nhiều năm áp dụng và những cải tiến về mặt kỹ thuật, AAO được nhiều công ty lựa chọn nhờ sự đa dạng trong việc xử lý chất thải lỏng của mình. Quá trình xử lý chất thải của AAO áp dụng nhiều hệ vi sinh vật hơn so với MBBR.
Quy trình xử lý nước thải AAO
Cụ thể, quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải AAO được chia làm 3 giai đoạn: xử lý sinh học kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí.
Công nghệ này được ưu tiên sử dụng cho chất thải của những ngành nghề đặc thù có hàm lượng chất hữu cơ cao. Điều này giúp hạn chế tình trạng hình thành các loại rêu, tảo cho sông ngòi, kênh rạch sau khi chất thải được được dẫn truyền ra ngoài.
Ưu điểm
Công nghệ xử lý AAO có công suất cao, chi phí phù hợp. Bên cạnh đó việc mở rộng quy mô hay phát sinh những sự thay đổi về địa điểm cũng được giải quyết một cách nhanh chóng khi áp dụng AAO.
Màng lọc sinh học MBR
Công nghệ màng lọc sinh học MBR là được sử dụng khá phổ biến nhất hiện nay. Nước thải được thu gom và đưa về bể chứa có bố trí màng sinh học MBR. Nhờ kích thước cực nhỏ chỉ rơi vào khoảng 0.01 ~ 0.2 µm của lỗ màng giúp cho chất thải lỏng sau khi đi qua khỏi màng đạt chất lượng vô cùng tốt. Hầu hết các loại chất thải rắn, hợp chất vô cơ, hữu cơ, bùn đều được giữ lại trên lớp màng.
Quy trình xử lý nước thải MBR
Quy trình hoạt động không quá phức tạp, loại bỏ bể khử trùng, bể lắng cũng như bể lọc nên MBR giúp tiết kiệm tối đa diện tích cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ, vệ sinh cũng được đánh giá rất cao.
Ưu điểm
Chi phí vận hành thấp cũng hiệu quả xử lý vô cùng vượt trội trong thời gian ngắn, MBR được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng trong quá trình xử lý nước thải của mình.
Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào màng MBR cũng là một điểm trừ lớn của công nghệ mới này.
Công nghệ xử lý nước thải SBR
Công nghệ SBR (Sequencing batch reactor) áp dụng phương pháp sinh học theo mẻ vào trong quá trình xử lý nước thải. SBR được giới chuyên môn đánh giá rất cao về khả năng xử lý chất thải.
Quy trình công nghệ SBR
Nguyên lý hoạt động của công nghệ này được chia làm 2 cụm bể: Selector và C-tech với chu kỳ tuần hoàn 5 pha. Đầu tiên, nước thải sẽ được dẫn vào bể Selector để sục khí liên tục. Nhờ đó hỗ trợ quá trình xử lý sinh học hiếu khí sau đó được diễn ra suôn sẻ hơn. Sau đó, nước thải được dẫn từ bể Selector sang bể C-tech để tiếp tục quá trình xử lý.
Ưu điểm
Tính ổn định cao, không hao tốn quá nhiều nhân lực để vận hành, nhờ đó cắt giảm được chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, SBR lại bị lệ thuộc quá nhiều vào nồng độ của các chất gây ô nhiễm cũng như lượng muối nitrat có trong bùn.
Công nghệ hóa lý và sinh học
Quy trình công nghệ hóa lý và sinh học
Công nghệ này được ứng dụng rộng rãi đối với hầu hết các loại chất thải công nghiệp, áp dụng nhiều nhất là đối với chất thải bị nhiễm hóa chất, kim loại nặng với độ màu cao.
Với việc áp dụng hệ vi sinh vật làm phân hủy chất hữu cơ, quy trình xử lý này có khả năng khử nitơ và photpho khá tốt thay vì chỉ sử dụng keo tụ tạo bông như bình thường.
Ưu điểm
Ưu điểm của nó là sự kết hợp linh hoạt, hài hòa của công nghệ hóa lý và sinh học. Nhờ đó giúp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải, tiết kiệm chi phí và năng lượng. Tuy nhiên, phương pháp này lại khá phụ thuộc vào quá trình keo tụ tạo bông do ảnh hưởng của độ pH.
Lưu ý khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
Nếu bạn cũng đang băn khoăn chưa biết lựa chọn công nghệ xử lý nào cho doanh nghiệp của mình, hãy tham khảo những lời khuyên sau:
- Dựa vào tiềm lực kinh tế để lựa chọn xây dựng kỹ thuật phù hợp.
- Xem xét về thời gian hoàn thành quá trình xử lý.
- Nắm rõ quy trình vận hành sẽ giúp bạn hiểu hơn về các công nghệ xử lý nước thải hiện đại.
- Tuổi thọ của hệ thống xử lý cũng nên được xem xét một cách nghiêm túc.
Với tình hình xuống cấp của chất lượng môi trường sống như hiện nay, việc áp dụng các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất vào trong đời sống hàng ngày, nhất là quá trình sản xuất công nghiệp là điều vô cùng cần thiết.
Trên đây là chia sẻ về một số công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam. Nếu bạn đang quan tâm và cần hỗ trợ thêm thông tin về các công nghệ nêu trên, liên hệ cho Toàn Á JSC thông qua số điện thoại 0913.543.469 để được hỗ trợ.