Liên hệ

3 cách xử lý nước thải ao nuôi tôm công nghiệp hiệu quả

3 cách xử lý nước thải ao nuôi tôm công nghiệp hiệu quả

Xử lý nước thải ao nuôi tôm là việc làm nhằm ngăn chặn các hệ lụy về ô nhiễm nguồn nước hoặc sự lây lan dịch bệnh tràn lan. Đây là vấn đề được quan tâm rất lớn đối với những nơi có mô hình trang trại, ao hồ nuôi tôm công nghiệp. Vậy làm thế nào để xử lý nước thải ao, hồ nuôi tôm hiệu quả? Có những phương pháp nào phù hợp từng đối tượng chăn nuôi? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi!

Nội dung bài viết

    Xử lý nước thải ao nuôi tôm là gì?

    Xử lý nước thải ao nuôi tôm là quá trình loại bỏ những cặn bã, vi khuẩn truyền bệnh hay các chất độc hại phát sinh từ hoạt động chăn nuôi tôm của các hộ gia đình, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Nước thải nếu như không được xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường thì sẽ mang theo rất nhiều hệ quả như: ô nhiễm môi trường hoặc gieo rắc các mầm bệnh nguy hại.

    Nước thải ao nuôi tôm

    Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải ao nuôi thủy sản hiệu quả sẽ giúp nâng cao sức khỏe cũng như đời sống của con người. Ngoài ra, việc xử lý nước thải ao nuôi tôm, ao nuôi trồng thủy sản thâm canh còn nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. Một mô hình xử lý nước thải hiệu nuôi tôm quả giúp bảo vệ môi trường và đạt được đánh giá tốt từ người tiêu dùng.

    Nước thải ao nuôi tôm có tác hại gì?

    Việc nuôi tôm cần phải đảm bảo môi trường sống sạch và nguồn nước ít ô nhiễm nhất. Vì vậy người ta liên tục phải thay nước nên lượng nước thải ra ngoài môi trường. Nguồn nước này không được xử lý kịp thời sẽ mang đến rất nhiều tai hại.

    Nước thải ao nuôi tôm có tác hại gì?

    Khi chất hữu cơ thải ra được hòa tan, tích lũy trong ao, đặc biệt đối với các ao nuôi tôm không lót bạt đáy sẽ tạo điều kiện cho tảo độc phát triển, ảnh hưởng tới môi trường sống của tôm.

    Bên cạnh đó, chúng cũng mang lại mầm bệnh cho tôm như: teo mang tôm, nổi đỏ sau đó chuyển nâu rồi đen. Những đốm đen này xuất hiện nhiều ở phần bụng, phần ngực và các đốt. Bệnh này xảy ra khiến tôm bỏ ăn và có thể chết, ảnh hưởng tới kết quả chăn nuôi.

    Cách xử lý nước thải ao nuôi tôm hiệu quả hiện nay

    Trước thực trạng về tình hình nước thải nuôi tôm hiện nay, các chuyên gia đã đưa ra nhiều phương án xử lý. Với ao nuôi tôm cũng có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải từ khâu đầu vào như kiểm soát lượng thức ăn, thuốc kháng sinh… cho đến các khâu xử lý nước thải đầu ra. Trong đó, bạn có thể tham khảo 3 cách xử lý được áp dụng hiệu quả hiện nay như sau:

    Sử dụng cá rô phi

    Cá rô phi là loài cá có khả năng thích nghi với nhiều môi trường nước khác nhau như: nước ngọt, nước lợ, nước mặn,...

    Sử dụng cá rô phi xử lý nước thải nuôi tôm

    • Nước thải sau khi đi từ ao nuôi ra ngoài sẽ được bơm vào bể lọc nhằm tách các hợp chất hữu cơ và sau đó đi xuống ao nuôi cá rô phi số 1.
    • Tại ao này các chất thải hữu cơ tiếp tục được cá rô phi ăn và các chất lơ lửng sẽ được lắng thêm lần nữa. Tiếp theo, nước thải sẽ được xuống ao nuôi cá rô phi số 2 thực hiện giống với ao số 1.
    • Khâu cuối là nước từ ao số 2 sẽ được đi qua cống sang ao cỏ rong. Tại đây các loại thực vật và hệ vi sinh vật sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng, ngăn lại tất cả các chất rắn, lơ lửng và hạn chế tảo phát triển.

    Sử dụng sò huyết

    Giải pháp này sử dụng trực tiếp sò huyết trong ao nuôi tôm. Trong quá trình đó, sò huyết đóng vai trò như một loại máy sinh học nhằm giữ lại các cặn bã hữu cơ, tảo và động vật phù du,...

    Sử dụng sò huyết xử lý nước thải nuôi tôm

    Sau quá trình này có thể kết hợp thêm với các ao có thả cá rô phi, cá vược để xử lý triệt để. Để dùng cách này, bạn cần 1 rãnh lắng bùn và thêm một ao xử lý, một ao chứa. Quy trình như sau:

    • Sò huyết trong ao tôm nên có mật độ 80 con/m2 trong 15 ngày.
    • Sau đó chuyển sang ao chứa có thả cá rô phi và cá vược để tăng hiệu quả xử lý nước thải của tôm.

    Với phương pháp sử dụng sò huyết rất thân thiện với môi trường và tạo nguồn thu kép cho các hộ nuôi tôm mang thêm thu nhập và an toàn hơn nhiều so với xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng các loại hóa chất.

    Sử dụng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

    Đây là phương pháp sử dụng hệ thống các loại bể lắng, bể lọc, bể xử lý nước thải quy mô công nghiệp

    Nước thải và nước xi phông được tách khỏi các chất lửng lơ bằng thiết bị lọc trống. Sau đó, nước thải sẽ được đưa đến bể xử lý sinh học. Tại đó, các bể lọc sinh học cùng các giá thể sinh lơ lửng sẽ được sục khí liên tục. Các vi sinh vật hoạt động trong bùn này sẽ chuyển hóa các loại hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ vô hại hoặc sinh khối các loại vi khuẩn.

    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm

    Nước thải sau khi qua khỏi bể lọc sinh học sẽ được chuyển đến bể lắng để tách bùn. Tiếp đến sẽ được chuyển qua bể khử trùng để diệt khuẩn. Cuối cùng có thể tiếp tục tuần hoàn để tái sử dụng hoặc xả ra môi trường.

    Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình xử lý nước thải ao, hồ nuôi tôm, ao nuôi trồng thủy sản thâm canh tới bạn đọc. Nếu bạn đang muốn tìm cơ sở có những phương pháp xử lý tối ưu và chất lượng nhất thì Toàn Á JSC hãy liên hệ với Toàn Á qua hotline: 0913.543.469.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành