Nước RO là gì?
Nước RO là thành phẩm nước sạch và tinh khiết sau quá trình lọc nước bằng công nghệ lọc RO. Công nghệ này được thiết kế với màng lọc siêu nhỏ, giúp lọc nước hiệu quả, loại bỏ được các tạp chất độc hại, virus lẫn vi khuẩn tồn tại trong nước.
Cơ chế xử lý nước RO là cơ chế thẩm thấu ngược. Tức nước sẽ chảy từ nơi có dung môi nồng độ cao đến nơi có dung môi nồng độ thấp. Chúng được ngăn cách bởi một lớp màng gọi là màng lọc RO.
Màng lọc RO được thiết kế với các khe chảy siêu nhỏ, chỉ khoảng 0.0001 micron. Chính vì thế, ngoài phân tử nước, các tạp chất có hại như: kim loại nặng, tạp chất hữu cơ, vô cơ… và các loại virus không thể lọt qua mà sẽ bị tách khỏi nước.
Do đó, sau quá trình xử lý nước RO sẽ đạt được tiêu chuẩn về độ tinh khiết, không lẫn tạp chất.
Tầm quan trọng của nước RO
Nguồn nước hiện nay đều đứng trước thực trạng ô nhiễm. Dù là nước máy, nước giếng, nước mưa… thì đều cần được xử lý trước khi sử dụng.
• Nước máy được xem là xử lý tạm ổn, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt. Nhưng hiện nay, nước máy xuất hiện vẩn đục, mùi bốc thối ngày càng nhiều khiến cho người dân e ngại và lo lắng.
• Nước giếng khoan thì chứa nhiều kim loại nặng, chất độc hại. Trong khi đó, nước mưa cũng không còn sạch, bị nhiễm khuẩn, chất độc khi môi trường ngày càng ô nhiễm nặng và trầm trọng hơn.
Nếu như sử dụng nguồn nước không đảm bảo này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do đó, chúng ta cần xử lý nước RO để có được nguồn nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng, tránh các nguy cơ gây bệnh liên quan tới nguồn nước.
Đây chính là vai trò quan trọng của màng lọc RO nói riêng và các loại thiết bị lọc nước nói chung. Cụ thể:
• Cung cấp chất khoáng, vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng các tế bào, từ đó giúp chúng ta luôn cảm thấy khỏe mạnh.
• Tạo ra các phản ứng tốt ở trong cơ thể, tham gia vào quá trình về chuyển hóa chất, giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động hiệu quả.
• Đào thải độc tố trong người, giải phóng nhiệt độ cơ thể.
Cách xử lý nước RO sản xuất đồ uống
Như Toàn Á đã chia sẻ ở trên, nước RO là nước được tạo bởi nước đi qua công nghệ RO (viết tiết Anh là REVERSO OSMOSIS). Từ khi xuất hiện cho tới nay, công nghệ RO vẫn luôn dẫn đầu trong công nghệ xử lý nước.
Công nghệ này hoạt động theo nguyên tắc là thẩm thấu ngược. Giúp loại bỏ hết tạp chất, các chất gây hại cho con người của các nguồn nước nhau. Từ nước máy, nước mưa cho tới nước giếng với quy trình lọc tiên tiến, hiện đại.
Với các lỗ lọc có kích thước vô cùng nhỏ chỉ 0.0001 micro, công nghệ lọc RO giúp đảm bảo nguồn nước tạo ra sạch tinh khiết. Nước thành phẩm có thể là nước sạch sinh hoạt tuyệt đối an toàn cho người dùng. Thậm chí, có thể uống luôn không cần phải đun sôi. Chính vì thế, khi sử dụng để sản xuất đồ uống cũng sẽ rất yên tâm và đảm bảo an toàn.
Quy trình thực hiện xử lý nước RO sản xuất đồ uống
Để hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện xử lý nước RO thì bạn tham khảo các giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn 1: Polypropylene (viết tắt là PP): Lọc cặn lọc với kích thước dao động 1 – 5 µm, giữ lại tạp chất.
- Giai đoạn 2: Carbon: Giai đoạn này sẽ hấp thụ các kim loại nặng, khử các độc tố và hóa chất có trong nước.
- Giai đoạn 3: Carbon: Giai đoạn này giúp làm khử mùi, màu, giúp độ pH trong nước cân bằng, ổn định, đồng thời làm nước trở nên trong hơn.
- Giai đoạn 4: Màng lọc R.O: Đến bước này, cặn nhỏ khoảng 0,001 µm tiếp tục được lọc và giữ lại. Đồng thời, các vi khuẩn và virus cũng được tách ra khỏi nước, giúp nước trở nên tinh khiết và trong hơn.
- Giai đoạn 5: Carbon T/33: Cung cấp khoáng chất cần thiết cho nước giúp nước uống mát, có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Do đó, khi sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến này, nước được xử lý sẽ đảm bảo tinh khiết, không còn vi khuẩn, virus gây hại nên bạn và mọi người có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo lắng đến sức khỏe.
Như vậy, việc xử lý nước RO sản xuất đồ uống chính là giải pháp hoàn hảo nhất cho ngành đồ uống hiện nay. Cách xử lý này giúp bạn tạo ra nguồn nước chất lượng, an toàn, đạt tiêu chuẩn, từ đó bạn có thể uống trực tiếp, nếu muốn an toàn hơn thì bạn có thể đun sôi nước rồi sử dụng.