Liên hệ

Xử lý nước lợ: Phương pháp và Quy trình công nghệ

Xử lý nước lợ: Phương pháp và Quy trình công nghệ

Xử lý nước lợ đang là vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay, bởi vậy phương pháp thực hiện và quy trình công nghệ chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở nội dung bên dưới đây.

Nội dung bài viết

    1. Nước lợ là gì?

    Nước lợ hay còn gọi là nước nhiễm mặn. Đây là nguồn nước có hàm lượng muối hoà tan vượt mức quy định. Vì vậy, khi uống vào sẽ có vị hơi mặn hoặc lợ.

    Nguyên nhân chính dẫn tới việc hình thành nước lợ là do quá trình xâm nhập, hoà tan của nước biển vào trong đất liền. Từ đó, khiến cho nguồn nước ngầm, nước mặt tại khu vực đó bị nhiễm một lượng muối nhất định.

    Hiểu một cách đơn giản, nước lợ chính là sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Thông thường, trong nước lợ, nồng độ muối hoà toan dao động từ 1 - 10 g/l. Nguồn nước này không thể đáp ứng tiêu chuẩn để trở thành nước sạch phục vụ cho việc ăn uống sinh hoạt của người dân hoặc trong các ngành công nghiệp sản xuất.

    2. Vì sao phải xử lý nước lợ?

    Nước lợ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người và các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Cụ thể như sau:

    2.1 Ảnh hưởng của nước lợ với con người

    • Nước lợ có khả năng hút hết nước ở tế bào cơ thể người. Từ đó, dẫn tới tình trạng mất nước, teo tế bào, lão hoá tế bào. Vì vậy, hàng rào ngăn chặn vi khuẩn sẽ bị mất đi. Người uống nước lợ dễ đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm như tiêu chảy, viêm ruột…
    • Sử dụng nhiều nước lợ sẽ dẫn tới suy giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Vì vậy, tạo cơ hội cho các căn bệnh nhiễm trùng, suy gan, suy thận phát triển.
    • Nước lợ cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về da như viêm da, ghẻ lở, mụn nhọt… nếu thường xuyên sử dụng loại nước này để tắm rửa.
    • Nước lợ còn được xác định là có thể dẫn tới các bệnh về mắt, viêm nhiễm phụ khoa…

    2.2 Ảnh hưởng của nước lợ với ngành công nghiệp và nông nghiệp

    • Trong nông nghiệp, nước lợ khiến đất đai bị suy giảm chất dinh dưỡng. Từ đó, dẫn tới tình trạng mất mùa, cây cối khô héo, mất chất dinh dưỡng… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của người nông dân.
    • Trong công nghiệp, nước lợ khiến các đồ dùng, thiết bị kim loại bị ăn mòn, phá huỷ. Vì vậy, hiệu quả sử dụng và tuổi thọ của sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, với ngành công nghiệp sử dụng nồi hơi, nước lợ có thể dẫn tới hư hỏng thiết bị hoặc thậm chí gây nổ lò hơi.

    Như vậy, nước lợ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người và các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp. Do đó, cần có các biện pháp xử lý triệt để, biến nước lợ thành nước ngọt trước khi sử dụng.

    3. Những phương pháp xử lý nước lợ

    3.1 Phương pháp chưng cất nhiệt

    Nguyên lý của là đun nóng nước cho tới khi sôi, để nước bay hơi rồi ngưng tụ lại thành nước tinh khiết.

    Chưng cất nhiệt là phương pháp truyền thống đã được áp dụng từ lâu đời. Đồng thời, có thể xử lý mọi loại nước nhiễm mặn với các cấp độ khác nhau, vô cùng tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là mất khá nhiều thời gian và tốn kém nhiên liệu.

    3.2 Phương pháp trao đổi ion

    • Phương pháp trao đổi ion cũng có tác dụng cực tốt trong việc khử muối ở nước lợ. Cơ chế của hoạt động này là sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion với nước nhằm mục đích khử cứng, làm mềm nước.
    • Phương pháp trao đổi ion được đánh giá là có khả năng xử lý nước lợ vô cùng tốt. Đồng thời, vật liệu lọc có thể sục rửa, hoàn nguyên và tái sử dụng nhiều lần. Hơn thế nữa, chất lượng nước đầu ra cũng đạt tiêu chuẩn cao. Tuy nhiên, xử lý nước lợ bằng trao đổi ion có nhược điểm là chi phí cao và tương đối khó vận hành ở cấp độ gia đình.

    3.3 Phương pháp thẩm thấu ngược

    Đây là giải pháp lọc nước qua màng RO. Màng lọc này có kích thước siêu nhỏ, chỉ 0.0001 micron nên có thể giữ loại toàn bộ các ion của muối hoà tan trong nước.

    Hiện nay, lọc thẩm thấu ngược RO có thể xử lý hầu hết mọi nguồn nước cấp. Tuy nhiên, nếu độ mặn trong nước quá cao thì hiệu quả xử lý có thể sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, khi vận hành cần phải đòi hỏi nguồn năng lượng điện để tạo áp lực nước, đẩy nước qua màng lọc.

    4. Quy trình công nghệ xử lý nước lợ

    • Nước lợ từ sông ngòi, kênh rạch sẽ được đưa tới bể lắng cát. Trước đó, nguồn nước này được đưa qua các song chắn. Chúng có tác dụng giữ lại các loại rác thải có kích thước lớn trong nước trước khi đưa tới bể lắng.
    • Tại bể lắng cát, nước sẽ được để lắng lại nhằm loại bỏ các loại cát, sỏi và vật dễ lắng trong đó.
    • Tiếp đến, nước lợ được đưa tới bể trung gian 1. Công trình này có tác dụng là ổn định lưu lượng của nước trước khi đưa tới hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt phía sau.
    • Nước lợ tiếp tục được đưa tới bể keo tụ để thực hiện quá trình keo tụ và tạo bông. Tại đây, các chất thải lơ lửng sẽ được liên kết thành các bông cặn lớn, rất dễ chìm xuống dưới đáy. Để tăng hiệu quả, người ta thường châm vào bể một số hoá chất như PAC (Poly-Aluminimum Chloride), Phèn nhôm , Phèn sắt và Polimer để thúc đẩy khả năng keo tụ, lắng cặn.
    • Phần nước trong phía trên của bể keo tụ sẽ được chảy sang bể trung gian 2. Bể này có tác dụng tập trung nước trước khi bơm lên bể khử cứng. Tại bể khử cứng, nước sẽ được làm mềm. Sau đó, chảy sang bể lắng 2.
    • Tại bể lắng 2, các chất bẩn còn tồn tại trong nước sẽ được kết tủa và loại bỏ. Nước sẽ tiếp tục chảy sang bể trung gian thứ 3 và đưa tới bồn lọc nước.
    • Bồn lọc nước thường sử dụng các vật liệu sau: Than hoạt tính, hạt nhựa trao đổi ion, lõi lọc tinh, màng lọc thẩm thấu ngược RO. Nước sau lọc sẽ được châm clo trên đường đổ vào bể chứa để khử trùng.
    • Sau quy trình xử lý nước lợ, nguồn nước này đã đạt tiêu chuẩn và có thể sử dụng để sinh hoạt, nấu ăn…

    Trên đây là chia sẻ về xử lý nước lợ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ về vấn đề này. Đồng thời, lựa chọn công nghệ, quy trình xử lý phù hợp. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ theo số hotline để được tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành