1. Màng lọc RO là gì?
Màng lọc RO hay còn gọi là màng lọc thẩm thấu ngược. Đây là phát minh được tạo ra bởi nhà khoa học Oragin. Sản phẩm này đã xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước và hoàn thiện vào thập niên 70. Mục đích chính của việc nghiên cứu màng lọc RO là dùng trong lĩnh vực hàng hải và vũ trụ. Tuy nhiên, sau này sản phẩm đã được ứng dụng rộng rãi hơn trong đời sống. Điển hình trong đó phải kể đến như lọc nước uống, nước tinh khiết.
Màng lọc RO được làm từ chất liệu Polyamit. Nó được ví như trái tim của các máy lọc nước RO. Sản phẩm có vai trò chính là loại bỏ các tạp chất trong nước, khử độc tố, khử hóa chất, đem lại nguồn nước sạch cho người sử dụng.
2. Nên vệ sinh màng lọc Ro khi nào?
2.1 Vệ sinh màng lọc RO khi máy hoạt động không ổn định
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới các sự cố của máy lọc nước RO. Trong đó, nguyên nhân chính có thể kể đến là từ màng lọc RO. Vì vậy, bạn nên vệ sinh linh kiện này khi máy xuất hiện các hiện tượng sau:
- Nước ở đầu vòi chảy ra yếu hoặc không chảy được.
- Máy lọc nước RO không chạy hoặc chạy liên tục không ngừng nghỉ.
- Máy không sản xuất nước tinh khiết nhưng vẫn chảy nước thải.
- Lượng nước tinh khiết thu được ít nhưng nước thải nhiều hơn bình thường. Đồng thời, tiếng máy kêu rất to.
Nếu bạn đã sử dụng màng lọc RO dưới 1 năm thì có thể kiểm tra và vệ sinh màng. Nếu đã sử dụng lâu hơn thì tốt nhất nên thay mới màng lọc để nâng cao chất lượng nguồn nước.
2.2 Vệ sinh màng lọc RO khi các chỉ số đo lường vượt quá giới hạn cho phép
Khi các chỉ số đo lường vượt quá giới hạn cho phép, người dùng nên thực hiện công việc vệ sinh màng lọc Ro. Tuy nhiên, không phải ai cũng phát hiện ra điều này nếu không có sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật.
Cụ thể như sau: Nếu chất lượng nước lỏng giảm trên 10% và áp suất chênh lệch vượt qua điều kiện hoạt động bình thường trên 15% thì tốt nhất nên vệ sinh màng lọc.
2.3 Vệ sinh màng lọc Ro theo định kỳ
Kể cả khi không xảy ra các sự cố trong máy lọc nước, bạn cũng nên vệ sinh màng lọc RO theo định kỳ vì những lý do sau:
- Giảm thiểu tình trạng tắc lõi lọc nước.
- Nâng cao chất lượng nguồn nước.
- Đảm bảo khối lượng nước thu được cao, hạn chế tình trạng phát sinh nước thải.
- Vệ sinh thường xuyên cũng giúp tăng tuổi thọ của lõi lọc nước. Từ đó, giảm chi phí thay thế lõi lọc mới.
3. Hướng dẫn vệ sinh màng lọc RO cụ thể
3.1 Thao các cơ bản trước khi vệ sinh màng lọc RO
Bước 1: Rút điện, khóa van cấp nước vào máy lọc RO.
Bước 2: Di chuyển bộ lọc của máy ra vị trí thích hợp để tiện lợi hơn cho quá trình vệ sinh của bạn.
Bước 3: Tháo cốc lọc ra khỏi hệ thống lọc. Màng RO thường được đặt trong trong cốc lọc có kích thước lớn nhất. Nên tháo dây dẫn đầu của lõi ra trước bằng cách vặn cút nối đầu vào. Tiếp đến tháo dây dẫn nước vào lõi RO bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ. Sau cùng lấy cốc lọc RO ra ngoài.
Bước 4: Rút màng lọc RO ra bên ngoài bằng cách sử dụng đầu kìm chuyên dụng để tác động.
Bước 5. Vệ sinh cốc lọc RO sạch sẽ bằng khăn mềm, ẩm. Nếu cốc lọc bị bám nhiều tạp chất, cặn bẩn thì nên sử dụng thêm bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng để làm sạch hết chất bẩn. Tiếp đến, rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
3.2 Hướng dẫn vệ sinh màng lọc RO chi tiết
3.2.1 Vệ sinh màng lọc RO theo cách đơn giản.
Bước 1: Chuẩn bị một thau nước sạch.
Bước 2: Lấy màng lọc RO cho vào trong đó ngâm và rửa màng nhẹ nhàng.
Bước 3: Lấy đầu lõi của màng lọc RO nhúng vào nước. Tiếp đến, gõ nhẹ nhàng, đều tay trên một mặt phẳng nghiêng để bụi bẩn, tạp chất theo lực gõ mà đi ra ngoài. Chú ý: Không nên gõ quá mạnh, tránh đập trực tiếp vào ron cao su hoặc đầu cán lõi lọc RO nhỏ. Vừa gõ nhẹ, vừa xoay vòng để cặn bẩn bung ra bên ngoài.
Bước 4: Tiếp tục cho màng lọc RO vào nước rồi dùng tay vẩy thật mạnh nhiều lần. Việc làm này sẽ giúp cho cặn bẩn theo dòng nước chảy ra bên ngoài.
Bước 5: Lặp lại thao tác như bước 3.
Bước 6; Vệ sinh đầu RO lớn theo các thao tác đã thực hiện từ bước 1 đến bước 5.
3.2.2 Vệ sinh màng lọc RO bằng các dung dịch chuyên dụng
Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới việc màng lọc RO bị tắc nghẽn, cụ thể như sau:
- Nhóm thứ nhất: Các chất vô cơ, chất rắn hoà tan và ion kim loại tồn tại trong nước
- Nhóm thứ hai: Nhóm các chất hữu cơ, vi sinh vật, rêu, tảo.
Mỗi nhóm sẽ có cách vệ sinh cụ thể như sau:
Vệ sinh nhóm thứ nhất
Sử dụng dung dịch axit không chứa gốc Clo. Hoà chúng vào nước sạch, kiểm tra độ PH trong nước và đảm bảo PH > 2.
Ngâm màng trong dung dịch axit từ 45 - 60 phút.
Đặt dây dẫn đầu vào, dây dẫn nước thải cùng vào trong bồn chứa dung dịch.
Cắm điện cho máy chạy tuần hoàn để loại bỏ các chất vô cơ, chất rắn hoà tan, ion kim loại.
Tiếp đến, sục rửa lại màng lọc bằng nước sạch.
Vệ sinh nhóm thứ hai
Sử dụng xút bazo hoà tan vào trong bồn chứa nước sạch. Đảm bảo độ PH trong nước dưới 12.
Ngầm màng và cho máy chạy tuần hoàn như vệ sinh nhóm 1.
Lưu ý:
Sau khi vệ sinh màng lọc RO bằng 2 loại dung dịch trên cần phải rửa lại bằng nước tinh khiết trong vòng 30 phút.
Đây là phương pháp vệ sinh màng khá chuyên biệt. Do đó, người dùng cần tìm hiểu kỹ về liều lượng, cách pha chế trước khi thực hiện.
3.3 Hướng dẫn lắp đặt màng lọc RO sau khi vệ sinh
Bước 1: Nối dây dẫn nước vào màng. Tiếp đến vặn cút ốc thật chặt.
Bước 2: Đặt màng lọc RO vào cốc lọc như ban đầu.
Bước ba: Mở van cấp nước, cắm điện và để máy hoạt động như bình thường.
Trên đây là hướng dẫn vệ sinh màng lọc RO mà các chuyên gia Toàn Á JSC vừa chia sẻ. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn tham khảo và áp dụng các thao tác theo đúng kỹ thuật. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn các thông tin về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng chi tiết.