Khái niệm xử lý nước thải.
Xử lý nước thải là quá trình sử dụng các kỹ thuật và thiết bị để loại bỏ các chất thải và các tạp chất của nước thải trước khi nó được trả về vào môi trường. Các chất ô nhiễm như rác, chất tẩy rửa, chất hóa học,... có nguồn gốc từ các hộ gia đình, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất,...
Quá trình xử lý nước thải bao gồm các phương pháp vật lý, hóa học, sinh học để đem tới hiệu quả tốt nhất. Sản phẩm sau khi xử lý bao gồm nước sạch, bùn và một số chất thải rắn đạt tiêu chuẩn có thể thải ra môi trường theo hệ thống thoát nước của khu vực.

Quy trình xử lý nước thải diễn ra như thế nào?
Mỗi một cơ sở địa phương hay một đơn vị đều có những phương pháp xử lý nước thải của riêng mình. Đối với nước thải thông thường sẽ được xử lý trong địa phương, gần nơi nó sinh ra bằng các hệ thống phi tập trung. Còn số lượng nước thải nhiều, khó xử lý sẽ được thu gom và vận chuyển tới các nhà máy xử lý nước thải chuyên nghiệp. Dưới đây, công ty Toàn Á xin được phép đưa ra quy trình xử lý đạt chuẩn.
Xử lý sơ cấp
Đầu tiên người ta sẽ sử dụng song chắn rác để giữ lại các tạp chất ở dạng to như: rác, nilon, chai nhựa,... và các tạp chất khác có trong nước thải. Điều này nhằm đảm bảo cho máy bơm, các thiết bị máy móc hoạt động ổn định.
Bể lắng cát dùng để loại bỏ các hạt cát vô cơ. Nếu như không có công đoạn này thì sẽ gây khó khăn cho quá trình lấy cặn. Trong cặn có cát có thể gây ảnh hưởng xấu như là làm cho ống dẫn bùn không hoạt động được, máy bơm dễ hư hỏng.
Trong hệ thống xử lý nước thải tuyển nổi giúp loại bỏ các tạp chất lơ lửng và có tác dụng nén bùn cặn. Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách cho sục khí vào nước thải. Lớp bọt khí sẽ kết dính các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ cùng nhau nổi lên mặt nước, tập hợp lại thành lớp bọt. Sau đó chúng có thể thu gom bằng cách vớt bọt trên bề mặt.
Bể lắng 1 là công trình dùng để tách các chất bẩn không thể hòa tan ra khỏi nguồn nước. Khi chịu tác động từ trọng lực bản thân và lực cản thì mỗi hạt rắn chuyển động sẽ bị lắng lại. Lượng chất bẩn không hòa tan còn lại chủ yếu là chất hữu cơ sẽ bị giữ lại trong bể và đưa vào quá trình xử lý sinh học.
Xử lý phân hủy sinh học
Nước thải sẽ được điều hoà, điều chỉnh độ pH duy trì mức 6,6 – 7,6 để đảm bảo tốt cho quá trình phát triển của vi sinh vật kỵ khí, hiếu khí, thiếu khí...
Tại đây, các vi sinh vật sử dụng các chất thải làm thức ăn. Từ đó, góp phần xử lý các thành phần ô nhiễm. Lượng khí metan sinh ra này sẽ được bám dính vào bùn và cùng với khí tự do nổi lên trên bề mặt.
Để tách lượng khí ra khỏi nước sau xử lý, người ta thường đặt các tấm vách nghiêng và từ đây sẽ xảy ra hiện tượng tách pha khí lỏng rắn.
Bùn sau đó sẽ được lắng xuống do tách hoàn toàn khí. Nước thải theo máng tràn răng cưa được dẫn đến các bể tiếp theo để xử lý.
Xử lý phân hủy Ozon
Xử lý nước bằng ozone là một phương pháp xử lý nước làm giảm các chất gây ô nhiễm thông qua quá trình oxy hóa của ozone.
Ozone là một chất oxy hóa, có nghĩa là nó phản ứng với các chất khác và nhận các electron của chúng. Ozone được bơm vào nước, và ngay lập tức bắt đầu quá trình oxy hóa và loại bỏ các chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút và kim loại.
Ozone oxy hóa chất hữu cơ trong màng của vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. Điều này làm suy yếu, vỡ ra và giết chết các tế bào của chúng, loại bỏ các chất gây ô nhiễm. Thông qua quá trình oxy hóa, hệ thống xử lý nước bằng ozon thậm chí có thể loại bỏ nước bị đục và mùi hôi do clo gây ra.
Tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp
Tuy đã qua các công đoạn trên nhưng nước thải vẫn chưa hoàn toàn đạt tiêu chuẩn đầu ra môi trường. Chính vì thế mà cần thêm hệ thống bể tuyển nổi thứ cấp và bể lắng thứ cấp. Nguyên lý hoạt động của nó tương tự như tuyển nổi 1 và bể lắng 1.
Nước thải sau khi xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường và có thể xả thẳng ra nguồn tiếp nhận.
Xử lý và tái sử dụng bùn thải
Bùn thải sinh ra trong quá trình xử lý nước thải chủ yếu ở bể lắng 1, bể phân hủy sinh học và bể lắng 2 được hút ra bên ngoài bằng máy bơm. Bùn sẽ được phân tách và chia thành 2 dạng cơ bản: vô cơ, hữu cơ.
Phần bùn vô cơ sẽ được sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng. Phần hữu cơ sẽ được xử lý để tách riêng các kim loại nặng với phần bùn hữu cơ sạch. Bùn hữu cơ sạch được tận dụng để sản xuất phân phục vụ cho việc trồng cây và cải tạo đất nông nghiệp. Còn đối với phần bùn kim loại nặng sẽ được hóa rắn và tiến hành chôn lấp.
.webp)
Cơ sở xử lý nước thải uy tín nhất
Lượng nước thải cần xử lý ngày càng cao do nhu cầu sản xuất gia tăng. Vì vậy các công ty xử lý nước thải được xây dựng nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho môi trường. Công ty cổ phần công nghệ môi trường Toàn Á có kinh nghiệm hàng đầu trong các lĩnh vực như: nghiên cứu công nghệ, thiết kế, thi công các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Đến với công ty, khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi về:
- Công nghệ xử lý nước thải hiện đại,cung cấp vật tư, thiết bị chất lượng nhất.
- Đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh nghiên cứu, phát triển, thi công các hệ thống, thiết bị xử lý nước với quy mô lớn.
- Luôn tối ưu trong tư vấn giải pháp công nghệ.
- Đội ngũ nhân sự đông đảo, kỹ sư, cử nhân giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao.
- Chi phí phù hợp, đi đôi với chất lượng.
Trên đây là tất cả thông tin về quy trình xử lý nước thải cơ bản nhất hiện nay. Hy vọng độc giả sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về cách thức xử lý nước thải hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn bởi các chuyên gia.