Liên hệ

Hệ thống xử lý nước thải ven biển: Lưu ý và quy trình

Hệ thống xử lý nước thải ven biển: Lưu ý và quy trình

Hệ thống xử lý nước thải ven biển là công trình có ý nghĩa quan trọng về cả sinh thái môi trường và kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế lại chưa có nhiều đơn vị khai thác ven biển chú trọng xây dựng và vận hành hệ thống này. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự nhiên và mục tiêu phát triển bền vững.

Nội dung bài viết

    Hệ thống xử lý nước thải ven biển có tác dụng gì?

    • Hệ thống có tác dụng loại bỏ các hợp chất, các thành phần ô nhiễm, vi sinh vật gây bệnh trong nước thải trước đi đổ ra biển. Từ đó, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường biển.
    • Xử lý nước trước khi đổ ra biển giúp cho nước biển không chứa các chất nguy hại hoặc mầm bệnh. Từ đó, giảm tác động tiêu cực đối với con người, đặc biệt là khi tắm biển, đánh cá và các hình thức tiếp xúc với nước khác.
    • Giảm nguy cơ xuất hiện các vùng biển chết, rạn san hô… Từ đó, góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng như khả năng “đề kháng” tự nhiên của biển cả.
    • Duy trì chất lượng nước biển, tăng nồng độ oxy hòa tan và giảm tình trạng ô nhiễm biển.
    • Xử lý nước thải cho các nhà hàng khách sạn ven biển. Góp phần tuân thủ các quy định môi trường, tạo uy tín cho doanh nghiệp và ngành du lịch địa phương. Tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển và thu hút du khách, vốn đầu tư…

    Lưu ý khi xây dựng trạm xử lý nước thải xã đảo ven biển

    Chọn loại hệ thống phù hợp

    Có rất nhiều loại hệ thống. Mỗi loại sẽ phù hợp với nguồn nước có các đặc tính riêng biệt và quy mô khác nhau. Do đó, bạn cần phải nghiên cứu kỹ thành phần của nước thải, lưu lượng xả thải, nhu cầu xử lý nước thải và các quy định. Từ đó, lựa chọn hệ thống xử lý phù hợp nhất.

    Chọn loại hệ thống phù hợp

    Hiện có rất nhiều hệ thống xử lý nước thải khác nhau như: hệ thống xử lý sinh học, hệ thống xử lý màng, hệ thống xử lý hóa học. Ngoài ra còn có hệ thống kết hợp các phương pháp trên để mang lại hiệu quả cao nhất.

    Chọn vị trí lắp đặt

    Vị trí lắp đặt cần đáp ứng những tiêu chí sau:

    • Thuận lợi cho việc lấy nước thải từ các nguồn phát sinh vào hệ thống
    • Thuận lợi cho việc xả thải sau khi đã hoàn thành quá trình xử lý.
    • Cách xa khu dân cư sinh sống.
    • Không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường biển và các hoạt động khác trong khu vực.

    Chế độ làm việc linh hoạt

    Một hệ thống xử lý cần được thiết kế để có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện môi trường và khí hậu khác nhau. Ví dụ như tình trạng sóng biển cao, dòng chảy mạnh…

    Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải ven biển cần phải đáp ứng yêu cầu mở rộng nếu như nhu cầu xử lý tăng lên.

    Công nghệ hiện đại

    Nên ưu tiên sử dụng công nghệ hiện đại để đạt được hiệu quả xử lý. Đồng thời, giảm thời gian xử lý, tiết kiệm chi phí vận hành và nâng cao chất lượng nước thải.

    Công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hiệu quả

    Giúp hệ thống không gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển. Nguồn nước sau khi xử lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.

    Quy trình hệ thống xử lý nước thải ven biển

    Hệ thống thu gom

    Tất cả các nguồn phát sinh sẽ được đưa qua ống dẫn để vào hệ thống. Tại đầu của mỗi ống dẫn này sẽ lắp đặt các song chắn rác, lưới chắn rác. Mục đích là loại bỏ rác thải có kích thước lớn như giấy, bao bì nilon, rau củ hỏng, rễ cây…

    Thu gom nước thải

    Việc sử dụng song chắn rác giúp lược bớt rác thải thô. Từ đó, giảm nguy cơ tắc nghẽn hệ thống và hạn chế áp lực cho các công trình xử lý phía sau.

    Bể tách dầu

    Bể tách dầu có tác dụng chính là loại bỏ dầu mỡ trong nước. Bởi dầu mỡ rất dễ bám vào các thành ống dẫn nước, máy bơm và những thiết bị xử lý khác trong hệ thống. Nếu không xử lý sẽ dẫn tới tình trạng hư hỏng.

    Bể tách dầu mỡ

    Tại đây, dầu mỡ có trọng lượng nhẹ sẽ nổi lên trên. Do đó, chỉ cần sử dụng máng gạt là có thể tách được dầu mỡ ra khỏi nước.

    Bể điều hòa

    Bể điều hòa là công trình không thể thiếu trong các hệ thống xử lý. Bể có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải.

    Bể điều hòa

    • Tại đầu và cuối bể điều hòa thường lắp đặt thiết bị phân phối khí nhằm giảm nguy cơ phân hủy yếm khí, hạn chế phát sinh mùi hôi.
    • Tại bể điều hòa, 10% COD và 10% BOD có thể được loại bỏ.
    • Nước thải được lưu trữ tại bể điều hòa trong khoảng 30 - 60p sau đó sẽ chuyển sang bể Anoxic thông qua hệ thống máy bơm nước tự động.

    Bể Anoxic

    Bể Anoxic chứa các loại vi sinh vật kỵ khí như Nitrosomonas và Nitrobacter. Tại đây sẽ diễn ra quá trình nitrat hóa và photphoril hóa. Nhờ đó, khử N và P trong nước thải một cách hiệu quả.

    Bể Aerotank

    Bể Aerotank hay còn được gọi là bể sinh học hiếu khí. Tại đây sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ thành nước và các chất đơn giản, không độc hại như H2O, NO3-, SO42-,… 

    Tại bể Aerotank được lắp đặt hệ thống máy thổi khí để cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển.

    Bể lắng

    Nước sau khi đi qua bể Aerotank sẽ được chảy vào trong bể lắng. Tại đây, phần bùn được tạo ra từ quá trình phân hủy hiếu khí sẽ lắng xuống dưới đáy bể. Phần nước trong ở phía trên tiếp tục được chuyển tới bể khử trùng.

    Để xử lý bùn lắng có hai phương pháp. Trong đó bao gồm: Chuyển một phần bùn tuần hoàn về bể Anoxic. Phần còn lại sẽ được đưa tới bể chứa bùn để thu gom và xử lý theo định kỳ.

    Khử trùng

    Cần tiến hành khử trùng để loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh trước khi xả ra biển. Tại đây, người ta sẽ châm vào trong bể hóa chất clo theo tỉ lệ nhất định để có được hiệu quả khử khuẩn tốt nhất. Nguồn nước đầu ra sẽ đạt tiêu chuẩn nước xả thải.

    Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia về hệ thống xử lý nước thải ven biển. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và lựa chọn được phương pháp mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng. Từ đó, góp phần vào việc hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường biển. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ bởi các chuyên gia.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành