Liên hệ

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến của Toàn Á JSC

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến của Toàn Á JSC

Nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đối với môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Tại Việt Nam, ngoài những hộ gia đình nhỏ lẻ thì các khu đô thị, tòa nhà chung cư, nhà hàng, khách sạn và các cơ sở dịch vụ đều bắt buộc phải tuân thủ việc xử lý nước thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn QCVN 14:2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay có nhiều phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt, mỗi phương pháp lại có những có đặc điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với từng loại nước thải và yêu cầu cụ thể. Hãy cùng Toàn Á JSC tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Nội dung bài viết

    I. Những Đặc Tính Của Nước Thải Sinh Hoạt

    Nước Thải Sinh Hoạt

    Nước thải sinh hoạt được hình thành từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người, bao gồm tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn, và vệ sinh. Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt xuất phát chủ yếu từ các hộ gia đình, khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, và các công trình công cộng.

    Nước thải sinh hoạt chứa nhiều loại chất khác nhau, bao gồm:

    • Chất rắn lơ lửng: Bao gồm các hạt cát, bùn và các chất hữu cơ lơ lửng trong nước. Những chất này có thể gây đục nước và làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước.
    • Chất hữu cơ: Các hợp chất hữu cơ như protein, carbohydrate và dầu mỡ từ thực phẩm. Đây là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật, có thể gây ra quá trình phân hủy yếm khí và tạo ra mùi hôi.
    • Chất dinh dưỡng: Chủ yếu là nitơ và photpho từ phân, nước tiểu. Sự dư thừa các chất này có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, làm giảm oxy trong nước và ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh.
    • Vi sinh vật: Bao gồm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có khả năng gây bệnh nếu không được xử lý hiệu quả.
    • Kim loại nặng: Một số nước thải có thể chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân từ các sản phẩm gia dụng hoặc mỹ phẩm.

    II. Những Tác Động Tiêu Cực Của Nước Thải Sinh Hoạt Chưa Qua Xử Lý

    Nước thải sinh hoạt

    Hàng ngàn mét khối nước thải chưa qua xử lý vẫn được xả trực triếp ra sông, hồ, kênh rạch mỗi ngày đang là thực trạng báo động với môi trường và sức khỏe con người. Nước thải sinh hoạt không được xử lý đúng cách tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực như:

    • Gây ô nhiễm nguồn nước: Các chất ô nhiễm trong nước thải có thể xâm nhập vào nguồn nước ngầm và nước mặt, ảnh hưởng đến chất lượng nước uống và hệ sinh thái.
    • Nguy cơ đối với sức khỏe: Vi khuẩn và virus trong nước thải có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, viêm gan, và nhiễm khuẩn đường ruột.
    • Nguy cơ gây hiện tượng phú dưỡng hóa: Sự tích tụ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng phú dưỡng hóa, gây ra sự bùng phát của tảo và làm giảm lượng oxy trong nước, ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh.

    III. Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Phổ Biến Hiện Nay

    Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày càng nhiều những phương pháp xử lý đã được đưa vào sử dụng để giảm thiểu nguy cơ và tác động tiêu cực của nước thải sinh hoạt đối với môi trường và sức khỏe con người. Phổ biến nhất hiện nay là các phương pháp sau:

    1. Phương pháp xử lý cơ học

    Đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất trong quy trình xử lý nước thải sinh hoạt, giúp loại bỏ các chất rắn lớn và các tạp chất không hòa tan. Phương pháp này bao gồm các thành phần thiết bị sau:

    • Lưới chắn rác: Được sử dụng để loại bỏ các vật thể lớn như giấy, nhựa, và lá cây từ nước thải. Đây là bước đầu tiên trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, giúp bảo vệ các thiết bị sau đó khỏi bị tắc nghẽn.
    • Bể lắng: Sử dụng trọng lực để tách các hạt rắn lơ lửng khỏi nước thải. Các hạt này lắng xuống đáy bể và được loại bỏ định kỳ. Bể lắng có thể được thiết kế dưới dạng bể ngang hoặc bể đứng.
    • Bể lọc cát: Nước thải được lọc qua lớp cát để loại bỏ các hạt nhỏ còn lại sau quá trình lắng. Bể lọc cát giúp cải thiện độ trong của nước trước khi bước vào các giai đoạn xử lý tiếp theo.

    2. Phương pháp xử lý hóa học

    Phương pháp này áp dụng các phản ứng hóa học để loại bỏ hoặc biến đổi các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thành các chất ít độc hại hơn, thường được tiến hành theo các bước sau:

    • Trung hòa: Là quá trình điều chỉnh độ pH của nước thải để đạt mức trung tính, thường sử dụng các hóa chất như axit hoặc bazơ. Quá trình này giúp bảo vệ hệ thống xử lý sinh học khỏi tác động của pH không phù hợp.
    • Kết tủa hóa học: Sử dụng các chất phản ứng như phèn nhôm hoặc sắt tăng kích thước các kết tủa khiến chúng dễ lắng hơn, từ đó loại bỏ các kim loại nặng và photpho ra khỏi nước thải. Quá trình này giúp giảm thiểu ô nhiễm kim loại và bảo vệ nguồn nước tự nhiên.
    • Khử trùng: Sử dụng các chất khử trùng như clo, ozon, hoặc tia cực tím (UV) để tiêu diệt vi sinh vật có hại trong nước thải, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.

    3. Phương pháp xử lý sinh học

    Là phương pháp sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Đây là phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất trong xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay. Phương pháp này bao gồm các thành phần sau:

    • Bể hiếu khí: Sử dụng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện có oxy. Các hệ thống hiếu khí như bể Aerotank, SBR (Sequencing Batch Reactor), và MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là những giải pháp hiệu quả trong xử lý nước thải sinh hoạt.

    Bể MBBR

    • Bể kỵ khí: Sử dụng vi sinh vật kỵ khí để phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp trong điều kiện không có oxy, tạo ra khí sinh học như metan. Công nghệ UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) là một ví dụ điển hình.
    • Công nghệ màng lọc sinh học (MBR): Kết hợp quá trình xử lý sinh học và lọc màng để loại bỏ các chất ô nhiễm và vi sinh vật, cho ra nước thải đầu ra có chất lượng cao.

    4. Phương pháp xử lý tiên tiến

    Ngoài các phương pháp truyền thống, hiện nay có nhiều công nghệ tiên tiến cũng được áp dụng để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải. Điển hình là các công nghệ sau:

    • Công nghệ lọc RO (Reverse Osmosis): Sử dụng màng lọc có khả năng loại bỏ gần như hoàn toàn các chất ô nhiễm, bao gồm cả muối và kim loại nặng, cung cấp nước sạch chất lượng cao.

    Màng lọc RO

    • Công nghệ hấp phụ: Sử dụng vật liệu hấp phụ như than hoạt tính để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng từ nước thải, cải thiện chất lượng nước đầu ra.
    • Công nghệ oxy hóa nâng cao (AOPs): Sử dụng các chất oxy hóa mạnh để phá hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và các chất ô nhiễm nguy hại, giúp nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn.

    IV. Quy Trình Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Tiên Tiến Của Toàn Á JSC

    Mỗi phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt nói trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Với 21 năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước và đã thực hiện hàng ngàn dự án, công trình lớn nhỏ trên toàn quốc, Toàn Á JSC đã nghiên cứu và đưa ra một quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo tuân thủ theo QCVN14-2008/BTNMT đồng thời tích hợp các công nghệ tiên tiến và có thể linh hoạt, phù hợp với nhiều mô hình.

    Quy trình hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

    1. Bể tách dầu mỡ và Bể phốt

    Nước thải sinh hoạt thường được chia làm hai loại, gồm chất thải bài tiết của con người, động vật và nước thải từ các hoạt động sinh hoạt khác như tắm rửa, vệ sinh nhà cửa, nấu nướng. Hai loại này sẽ được gom vào hai bể khác nhau. Cụ thể:

    • Bể tách dầu mỡ: Nước thải từ nhà bếp chứa nhiều dầu mỡ và chất rắn lơ lửng sẽ được đưa vào bể tách dầu mỡ này. Tại đây, hệ thống sẽ sử dụng quá trình tách trọng lực để loại bỏ dầu mỡ. Nhờ vào sự khác biệt về khối lượng riêng giữa nước và dầu, dầu mỡ nổi lên trên và sẽ được vớt ra định kỳ.
    • Bể phốt: Nước thải sinh hoạt được dẫn qua bể phốt, nơi các chất rắn nặng lắng xuống đáy, và các chất nhẹ nổi lên bề mặt. Quá trình lắng trọng lực tại đây sẽ giúp loại bỏ các chất rắn không tan. Bể phốt cũng hoạt động như một bể phân hủy kỵ khí, nơi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ tạo thành bùn.

    Nước thải sau khi được tách dầu mỡ và chất rắn sẽ được bơm lên bể điều hòa.

    2. Bể điều hòa

    Nước thải được dẫn vào bể gom để điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm, giúp ổn định quá trình xử lý tiếp theo. Bể điều hòa thường được trang bị máy khuấy để đồng nhất hóa nước thải, đảm bảo hiệu quả xử lý ở các bước tiếp theo.

    3. Bể thiếu khí

    Nước thải được bơm từ bể điều hòa sang bể thiếu khí để bắt đầu xử lý theo phương pháp sinh học. Tại bể này sẽ áp dụng công nghệ màng vi sinh chuyển động MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor), trang bị các giá thể vi sinh có hình dạng tròn hoặc parabol để thúc đẩy quá trình trao đổi chất nitrat hóa diễn ra nhanh hơn, mật độ vi sinh lớn sẽ tập trung trong giá thể lưu động này. Những vi sinh thiếu khí sẽ phát triển mạnh để khử Nitrat thành N2 và thoát ra khỏi môi trường nước thải. Công nghệ MBBR sẽ giúp hiệu quả xử lý BOD, COD sẽ tăng gấp 1.5 – 2 lần so với bể sinh học hiếu khí bình thường.

    4. Bể Aerotank

    Đây là bể xử lý sinh học chính, nơi nước thải được cung cấp oxy thông qua hệ thống sục khí để vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ (chủ yếu là các chất hữu cơ hòa tan được). Các vi sinh vật này chuyển hóa chất hữu cơ thành CO2 và nước, đồng thời phát triển sinh khối (bùn hoạt tính), giúp cho quá trình lắng bùn được hiệu quả hơn.

    Sau quá trình xử lý ở bể Aerotank, phần lớn các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được loại bỏ ra ngoài. Sau đó, nước thải sẽ được chuyển ra khỏi bể thổi khí thải và được dẫn qua bể lắng thứ cấp để thực hiện quá trình tách nước và bùn.

    5. Thiết bị lắng

    Nước thải sau khi xử lý sinh học sẽ được đưa vào thiết bị lắng để tách bùn hoạt tính ra khỏi nước. Quá trình lắng trọng lực tách bùn khỏi nước thải, bùn được tuần hoàn lại bể aerotank hoặc xả bỏ khi cần thiết.

    6. Bể chứa bùn

    Bùn lắng từ thiết bị lắng được đưa vào bể chứa bùn để xử lý và lưu trữ trước khi xả thải. Bể chứa bùn có thể sử dụng quá trình kỵ khí hoặc hóa học để ổn định bùn, giảm thiểu mùi hôi và khối lượng bùn.

    7. Khử trùng

    Nước thải sau khi qua thiết bị lắng cần được khử trùng để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh trước khi xả ra môi trường. Sử dụng hóa chất như clo hoặc công nghệ tiên tiến hơn như ozon hoặc tia cực tím (UV) để khử trùng nước thải.

    8. Xả thải

    Nước thải sau khi qua tất cả các bước xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 14:2008/BTNMT và được xả ra nguồn tiếp nhận.

    V. Toàn Á JSC - Đơn Vị Thiết Kế, Thi Công Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Uy Tín, Giá Tốt

    Với 21 năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước, Toàn Á JSC đã thực hiện các dự án tiêu biểu:

    - Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà tại Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội cho chủ đầu tư là Công ty TNHH Hoà Bình với công suất xử lý 300m3/ngày đêm.

    - Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho chủ đầu tư là Công ty TNHH Katolec Việt Nam tại Mê Linh với công suất 60m3/ngày đêm.

    - Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo công nghệ AO, công suất 10m3/ngày đêm cho chủ đầu tư là Công ty TNHH Linh Trung ES tại Hưng Yên.

    Sở hữu đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao và đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, Toàn Á JSC tự tin khẳng định là một trong những đơn vị có khả năng sản xuất, lắp đặt những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện đại, hiệu quả, với những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, đồng thời tối ưu chi phí nhất cho các chủ đầu tư.

    Việc áp dụng các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Cùng Toàn Á JSC lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp sẽ giúp các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững và an toàn.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành