Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải: Đặc điểm và cách xử lý
Liên hệ

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải: Đặc điểm và cách xử lý

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải: Đặc điểm và cách xử lý

Bùn thải từ các hệ thống nhà máy xử lý nước thải có chỉ số ô nhiễm cao, cần được thu gom và xử lý nghiêm ngặt. Nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Bài viết dưới đây của Toàn Á sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này như sau:

Nội dung bài viết

    Đặc điểm của bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

    Bùn thải là một phần sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý nước thải. Đây là hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ và nhiều tạp chất độc hại, khó xử lý.

    Bùn thải là gì?

    Việc loại bỏ bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải được đánh giá là cực kỳ khó khăn, phức tạp. Do đó cần phải thông qua công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Những đặc điểm cơ bản của bùn thải bao gồm:

    Bùn thải chứa nguồn năng lượng lớn

    Về cơ bản, bùn thải chứa năng lượng gấp 10 lần năng lượng cần thiết để xử lý. Theo đó, bước thải bùn khô chứa năng lượng than non với tỷ lệ khoảng 7780 Btu/lb.

    Chính vì vậy, có thể tận dụng năng lượng trong nước bùn thải thành năng lượng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

    Bùn thải gây ô nhiễm môi trường

    Bùn thải nếu không được xử lý kịp thời có thể trở thành tác nhân gây ô nhiễm trực tiếp cho môi trường, phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

    Chính vì vậy, xử lý bùn thải là công đoạn không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế.

    Hiện trạng xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

    Hiện nay, có rất nhiều hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Có những hệ thống được thiết kế đi kèm với tính năng xử lý bùn thải. Tuy nhiên, cũng có những hệ thống lựa chọn xử lý bùn thải thông qua đơn vị thứ 3 chuyên nghiệp. Về mặt lý thuyết là như vậy, tuy nhiên trên thực tế, tồn đọng khá nhiều bùn thải dư thừa bị tích tụ.

    Hiện trạng xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

    Sau một thời gian, các vi sinh vật và hóa chất trong đó bị phân hủy. Từ đó, gây ô nhiễm môi trường không khí và sinh ra mùi hôi thối khó chịu. Khi bùn phân hủy sẽ hòa tan vào nước sẽ ngấm xuống các vùng nước sinh hoạt gây ô nhiễm nước, đất và không khí. Từ đó, gây hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng.

    Các loại bùn thải hiện nay

    Bùn thải công nghiệp

    Đây là loại chất thải được tạo ra từ sau quá trình xử lý nước thải công nghiệp. Thành phần của loại bùn này là chứa hàm lượng kim loại nặng như Cu, Cr, As, N, Cd, chất thải nguy hại. Do đó, việc xử lý bùn trong hệ thống trở nên phức tạp và khó khăn. Ngoài ra còn có chất thải hữu cơ, vô cơ, hóa chất…

    Bùn thải công nghiệp

    Bùn thải công nghiệp bao gồm 2 loại bao gồm: Bùn thải công nghiệp nguy hại và bùn thải công nghiệp không nguy hại.

    • Bùn thải công nghiệp nguy hại: Cần phải thu gom và xử lý đúng cách.
    • Bùn thải công nghiệp không nguy hại: Không cần thải bỏ và có thể xử lý cho nhiều mục đích khác nhau.

    Bùn thải sinh hoạt

    Đây là loại bùn thải chứa thành phần chất hữu cơ cao, đi kèm với hóa chất độc hại, thuốc tẩy rửa. Chúng được tích tụ từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt của người dân.

    Bùn thải sinh hoạt

    Bùn thải sinh hoạt đa dạng về thành phần và cần có quy trình xử lý phù hợp để mang lại công dụng tốt nhất.

    Bùn thải y tế

    Loại bùn này có độ độc cao, nhiều vi sinh vật, mầm bệnh, kháng sinh, hóa chất… Vì vậy, cực kỳ nguy hại với môi trường và con người.

    Bùn thải y tế

    Bùn thải y tế cần được thu gom và xử lý riêng để có thể loại bỏ hoàn toàn các thành phần ô nhiễm trong đó. Đảm bảo khi đưa ra ngoài môi trường không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

    Những phương pháp xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

    Sử dụng chế phẩm vi sinh 

    Đây là phương pháp được đánh giá an toàn và ổn định. Hiểu một cách đơn giản, nó là quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ trong quá trình xử lý bùn thải. Để áp dụng, cần chuẩn bị bể hiếu khí, vi sinh vật phân hủy bùn thải hiếu khí, bể lắng xử lý bùn.

    Chế phẩm vi sinh xử lý bùn thải

    Các chủng vi sinh vật có thể được nuôi cấy ở dạng lỏng với hoạt tính cao. Nhờ đó, đẩy nhanh quá trình phân hủy sinh học, làm giảm lượng bùn dư trong hệ thống xử lý nước thải.

    Sử dụng phương pháp khí hóa

    Đây là phương pháp chuyển đổi các vật liệu cacbon thành khí tổng hợp. Khí này có đặc điểm là dễ cháy, chứa carbon, carbon monoxide, hydro, nitơ, carbon dioxide và methane. Có thể dùng để làm nhiên liệu tạo ra điện, hơi nước, khí đốt…

    Phương pháp này có ưu điểm là giảm trọng lượng bùn đáng kể, sử dụng ít khí oxy, giảm lượng khí thải, tận dụng được khí sản phẩm. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao, nhiều quy trình phức tạp và phải đảm bảo sản phẩm khí sạch / tinh khiết.

    Phương pháp chôn lấp

    Phương pháp này xử lý bùn thải bằng cách đóng gói, hóa rắn để giảm thiểu, ngăn chặn sự ảnh hưởng của bùn thải với môi trường xung quanh.

    Chôn lấp bùn thải

    Điều kiện là chôn lấp bùn tại khu vực xa dân cư, xa nguồn nước sinh hoạt và các vùng trồng cây.

    Phương pháp đốt

    Bùn thải sẽ được ép chặt, phơi khô, sau đó đốt ở điều kiện nhiệt độ trên 800 độ C.

    Phương pháp đốt bùn thải

    Phương pháp này được đánh giá là có thể giảm 80% - 90% thể tích chất thải. Tuy nhiên, với những loại bùn thải chất rắn, cặn, bùn chất lỏng cần phải sử dụng buồng đốt có nhiệt độ lên tới 1000 độ C.

    Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Toàn Á JSC về bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với Toàn Á qua hotline 0913.543.469 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành