Bể trộn đứng là gì?
Bể trộn đứng là một thiết bị được sử dụng để khuấy trộn các chất lỏng hoặc hỗn hợp trong quá trình sản xuất hoặc thử nghiệm. Loại bể này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như: Xử lý nước thải, sản xuất hóa chất, dược phẩm, thực phẩm...
Bể trộn đứng có thiết kế nhỏ gọn được lắp đặt theo kiểu dựng đứng, vật liệu xây dựng thường sử dụng là bê tông hoặc thép (bên ngoài sẽ được phủ thêm lớp sơn tránh sự ăn mòn của axit).
Phần thân của bể trộn đứng thường có hình tròn hoặc hình thang vuông. Còn phần đáy được thiết kế dưới dạng hình côn, có góc hợp thành giữa các tường nghiêng khoảng 30 - 40 độ.
Công dụng của bể trộn đứng
Trong bể trộn đứng nước sẽ chảy ngược chiều từ dưới lên để các hạt vôi luôn được giữ ở trạng thái lơ lửng, đảm bảo cho quá trình hòa tan diễn ra triệt để. Khi vận hành bể trộn đứng cần chú ý: nhiệt độ nước, độ pH, lượng chất keo tụ và trợ keo tụ, tốc độ khuấy trộn.
Bể trộn đứng có nhiệm vụ chính là xử lý triệt để các cặn nhỏ chưa được xử lý ở giai đoạn trước. Các cặn nhỏ còn sót lại sau quá trình xử lý trước sẽ được đưa đến bể trộn đứng. Tại đây, quá trình keo tụ tạo bông sẽ diễn ra.
Các chất cặn sau khi được khuấy trộn đều, tiếp xúc và kết dính lại với nhau sẽ có khối lượng nặng hơn. Bể này sẽ tách nước và cặn ra làm đôi, phần cặn sẽ lắng xuống đáy tương tự cách vận hành của bể lắng đứng. Phần nước theo ống dẫn tiếp tục tuần hoàn qua bước xử lý tiếp theo.
Các loại bể trộn đứng trên thị trường hiện nay
Mỗi loại bể trộn sẽ có cấu tạo, quy mô, chức năng, công suất, thời gian vận hành khác và cho hiệu quả xử lý khác nhau. Việc hiểu được đặc tính của từng loại bể trộn giúp chúng ta lựa chọn được công nghệ xử lý nước thải phù hợp, cho ra được nguồn nước có chất lượng tốt nhất theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bể trộn cơ khí
Bể trộn cơ khí là bể hoạt động bằng nguyên lý sử dụng cánh máy khuấy trộn để tạo ra dòng chảy rối, trộn đều nước thải và các chất hóa học được đưa vào.
Cánh khuấy trộn được chế tạo dưới nhiều hình dạng khác nhau như cánh quạt hoặc mái chèo,... phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
Ưu điểm của bể trộn cơ khí:
- Tốc độ khuấy trộn của bể trộn cơ khí có thể dễ dàng điều chỉnh theo ý muốn tùy vào nhu cầu sử dụng.
- Bể hoạt động hiệu quả, tiết kiệm được thời gian khuấy trộn.
- Lắp đặt dễ dàng nhanh chóng, dễ sử dụng trong khâu quản lý vận hành.
Bể trộn vách ngăn
Bể trộn vách ngăn còn được gọi là bể trộn ngang. Bể trộn vách ngăn thường được xây dựng dạng hình chữ nhật nằm ngang bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Trong bể được lắp đặt cách vách ngăn.
Bể trộn vách ngăn hoạt động theo nguyên lý sử dụng các vách ngăn để tạo ra sự chuyển hướng của dòng nước, khi va phải vách ngăn dòng nước sẽ thay đổi vận tốc và đổi hướng liên tục. Sự va chạm này tạo ra hiệu quả khuấy trộn khiến các chất kết dính tiếp xúc với nhau trên diện rộng và kết lại tạo thành bông cặn lớn hơn.
Ưu điểm của bể trộn vách ngăn:
- Do cấu tạo đơn giản nên bể trộn vách ngăn có thể xây dựng nhanh chóng và quản lý dễ dàng.
- Tiết kiệm được chi phí trong quá trình xây dựng, quản lý và vận hành.
Bể trộn thuỷ lực
Bể trộn thủy lực hoạt động theo nguyên lý sử dụng năng lượng của dòng nước kết hợp với thiết kế của bể tạo ra sự xáo trộn giữa dòng nước và hóa chất được đưa vào. Đẩy mạnh sự tiếp xúc giữa cặn bẩn trong nước và chất kết dính hạt keo trong diện rộng.
Tùy vào mục đích sử dụng, quá trình trộn thủy lực sẽ được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thiết bị trộn đặt trong ống dẫn; Khuấy trộn bằng máy bơm; Trộn trong ống dẫn; Bể trộn vách ngăn...
Ưu điểm của bể trộn thủy lực:
- Bể trộn thủy lực thường có thiết kế đơn giản, không cần sử dụng nhiều máy móc và thiết bị phức tạp,...
- Tiết kiệm được chi phí quản lý vận hành.
Trộn bằng dòng tia áp lực
Phương pháp trộn bằng dòng tia áp lực hoạt động bằng cách sử dụng tia áp lực tạo nên dòng xoáy nhanh, cường độ mạnh để trộn đều nước thải.
Ưu điểm khi trộn bằng dòng tia áp lực:
- Trộn bằng dòng tia áp lực đảm bảo việc nước được trộn đều trong thời gian ngắn, cường độ khuấy trộn của hệ thống có thể dễ dàng điều chỉnh.
- Do tỷ lệ của dòng chính và dòng tia là 2 - 3% nên quá trình xử lý đem lại hiệu suất cao.
- Khi sử dụng phương pháp trộn bằng dòng tia áp lực, có thể dễ dàng tạo ra tia áp lực bằng dòng nước lấy từ trạm bơm máy kỹ thuật thay vì phải sử dụng máy bơm tạo tia áp lực.
- Hơn nữa trộn bằng dòng tia áp lực sẽ không gây ra tổn thất trên dòng nước thô.
Cách vận hành bể trộn đứng
Để bể trộn đứng có thể hoạt động hiệu quả và mang lại hiệu suất cao chủ đầu tư cần nắm vững các nguyên tắc quản lý và vận hành bể trộn đứng.
- Cần phải xác định chính xác liều lượng, nồng độ phần trăm hóa chất sẽ cho vào bể trộn đứng; biết điều chỉnh và kiểm soát được tốc độ khuấy trộn.
- Thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh chính xác năng lượng khuấy trộn phù hợp với lượng nước thải được dẫn vào bể trộn đứng.
- Có lịch kiểm tra định kỳ, thường xuyên để phát hiện và kịp thời sửa chữa những bộ phận như: đường ống dẫn hóa chất, các vách ngăn,... tránh việc bị rò rỉ, đóng cặn gây tắc nghẽn hệ thống xử lý nước thải. Đảm bảo cho toàn bộ hệ thống luôn vận hành tốt.
- Cuối cùng, cần phải thường xuyên theo dõi, đánh giá năng suất hoạt động của bể trộn đứng và từng bộ phận trong dây chuyền công nghệ xử lý nước thải để đạt được hiệu suất sử dụng cao nhất.
Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt bể trộn đứng hãy liên lạc ngay với Toàn Á qua số điện thoại 0913.543.469. Với gần 20 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế, lắp đặt và quản lý và vận hành và đánh giá hiệu suất hoạt động của bể trộn, Toàn Á hoàn toàn tự tin có thể cung cấp cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.