Xử lý nước thải nhà máy đường: Công nghệ và Quy trình
Liên hệ

Xử lý nước thải nhà máy đường: Công nghệ và Quy trình

Xử lý nước thải nhà máy đường: Công nghệ và Quy trình

Xử lý nước thải của nhà máy đường là giải pháp toàn diện giúp giảm thiểu khí thải, hóa chất độc hại và quản lý nước thải an toàn, hiệu quả. Chúng tôi cam kết đưa ra cho khách hàng những giải pháp hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu khắt khe mà quý khách hàng đưa ra.

Nội dung bài viết

    Nguồn gốc nước thải của nhà máy mía đường

    Để sản xuất đường thô và đường tinh luyện cần phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến và các nguyên liệu khác nhau. Từ đó, tạo ra khối lượng nước thải vô cùng lớn với các nồng độ ô nhiễm khác nhau.

    Theo các chuyên gia, nước thải chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:

    • Phát sinh từ công đoạn băm, ép, vệ sinh, làm mát. Nguồn nước này có hàm lượng chất hữu cơ cao.
    • Nước thải của quá trình kết tinh đường, được sử dụng để làm lạnh thiết bị hay rò rỉ mật đường.
    • Nguồn nước thải ra từ quá trình làm trong và làm sạch.

    Ngoài ra, còn có nước thải từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên nhà máy đường, nước thải từ quá trình vệ sinh sàn nhà…

    Tính chất của nước thải

    Nhìn chung, nước thải của nhà máy đường có hàm lượng chất hữu cơ cực cao. Ngoài ra còn có nito, photpho và tỷ lệ cặn rất lớn. Bên cạnh đó, nguồn nước thải này cũng chứa các loại hoá chất, phụ gia, chất tẩy rửa. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn nước thải này, hãy tham khảo bảng thành phần, tính chất như sau:

    STT

    Thông số

    Đơn vị

    Giá trị

    QCVN 40:2011/BTNMT

    1

    pH

    -

    5.5 - 7,4

    5,5 - 9

    2

    BOD5

    mgO2/l

    1000 - 2000

    50

    3

    COD

    mgO2/l

    1600 - 12000

    150

    4

    SS

    mg/l

    300 - 800

    100

    5

    TDS

    mg/l

    250 - 800

    -

    6

    Độ màu

    mg/l

    130 - 1700

    -

    7

    Tổng photpho

    mg/l

    6 - 70

    6

    8

    Tổng Nitơ

    mg/l

    10 - 30

    40

    Quy trình xử lý nước thải nhà máy đường

    quy trình xử lý nước thải nhà máy đường

    Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải của nhà máy đường

    Song chắn rác

    Nước thải nhà máy mía đường sẽ được thu gom và đưa qua song chắn rác để loại bỏ rác thô có kích thước lớn. Điều này sẽ giúp giảm trừ nguy cơ tắc nghẽn ở các công trình và thiết bị phía sau.

    Bể lắng cát

    Nước thải thường có tỷ lệ cặn và đất cao cao. Những chất này phát sinh từ quá trình rửa sạch hoặc băm, ép nguyên liệu. Nếu đi sâu vào hệ thống xử lý có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các công trình phía sau. Vì vậy, cần phải giữ lại thông qua bể lắng cát.

    Tại đây, đất cát và cặn có trong lượng lớn sẽ được giữ lại dưới đáy bể. Theo định kỳ sẽ bị hút bỏ và chuyển đến sân phơi cát để xử lý riêng biệt.

    Hố thu gom

    Hố thu gom là nơi đảm nhận nhiệm vụ tập trung nước thải để chuyển tới các công trình xử lý phía sau. 

    Tại đây, toàn bộ nguồn nước thải sẽ được thu gom lại rồi chuyển tới bể điều hoà.

    Bể điều hoà

    Đây là công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy đường. Bể có tác dụng ổn định nồng độ và lưu lượng của nước thải. Tại đây người ta sẽ trang bị thêm máy thổi khí được đặt ở đầu và cuối bể. Mục đích chính là cung cấp khí oxi cho nước thải. Tránh tình trạng phân huỷ kỵ khí dẫn tới mùi hôi thối khó chịu.

    Bể lắng một

    Từ bể điều hoà, nước thải nhà máy sản xuất đường sẽ được chuyển tới bể lắng một.

    Công trình này có tác dụng loại bỏ một phần các chất lơ lửng đang tồn tại trong nước thải. Nhờ đó, giảm thể tích xử lý phía sau. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học diễn ra sau đó.

    Bể UASB

    Bể UASB là bể sinh học kỵ khí dòng chảy ngược. Tại đây, các loại vi sinh vật kỵ khí sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ phân huỷ chất hữu cơ trong nước thải thành chất vô cơ đơn giản và dễ dàng loại bỏ. Công trình này hoạt động trong điều kiện không có khí oxi.

    Quy trình xử lý kỵ khí trong bể UASB được diễn ra như sau: Thuỷ phân polyme, lên men các aminoaxit và đường (Axit hóa) , phân hủy kị khí (Axetic hóa) và hình thành khí metan (Metan hóa).

    Bể Aerotank

    Bể Aerotank là bể hoạt động dựa vào các loại vi sinh vật hiếu khí. Mục đích chính là phân huỷ các chất hữu cơ tồn tại trong nước thải. Công trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường.

    Tại đầu và cuối bể, người ta sẽ trang bị thêm các loại máy có tác dụng cung cấp oxy cho vi khuẩn hoạt động. Nhờ đó, chúng sẽ nhanh chóng sử dụng chất hữu cơ trong nước thải thành năng lượng cho quá trình phát triển. Từ đó, hấp thụ hoặc biến các chất ô nhiễm thành chất đơn giản, không độc hại.

    Bể lắng 2

    Bể lắng 2 có tác dụng chính là lắng cặn từ quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Đồng thời, làm trong nước. 

    Phần bùn cặn bị lắng xuống sẽ được chuyển 1 phần về bể aerotank. Phần còn lại sẽ được đưa tới bể chứa bùn để xử lý chuyên biệt với các phương pháp phù hợp.

    Thiết bị lọc áp lực

    Thiết bị lọc áp dụng có tác dụng loại bỏ các loại cặn, bẩn, màu nước, mùi hôi còn sót lại trong nước trước khi chuyển đến bể khử trùng.

    Bể khử trùng

    Công trình này có tác dụng tiêu diệt các loại vi sinh vật còn tồn tại trong nước thải.

    Khi đó, người ta sẽ đưa vào trong bể dung dịch chlorine theo dòng chảy ziczac để loại bỏ vi khuẩn virus.

    Nước thải sau đó sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường và có thể đổ ra nguồn tiếp nhận mà không lo ô nhiễm.

    Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đem lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình của hệ thống. Từ đó, lựa chọn các giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Toàn Á JSC là đơn vị chuyên thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường. Nếu nhà đầu tư có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành