Liên hệ

Tiêu chuẩn và phương pháp trong xử lý nước lò hơi

Tiêu chuẩn và phương pháp trong xử lý nước lò hơi

Xử lý nước lò hơi như thế nào? Nước lò hơi có vai trò là chất dẫn nhiệt. Vì vậy, cần phải xử lý sạch sẽ trước khi sử dụng để tăng hiệu quả dẫn nhiệt, chống đóng cặn. Bài viết dưới đây của các chuyên gia Toàn Á JSC về vấn đề này.

Nội dung bài viết

    Những nguy cơ khi không xử lý nước lò hơi

    Xử lý nước lò hơi là một trong những công việc quan trọng.Bởi đây là được xem như là nhiên liệu dành cho lò hơi. Nếu không xử lý cẩn thận và đạt tiêu chuẩn sẽ khiến cho ống thép lò hơi bị cáu cặn.

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cáu cặn trong nước. Tuy nhiên, nước cứng là vấn đề chủ yếu nhất. Khi làm lượng canxi, magie và các ion kim loại khác trong nước vượt quá nồng độ cho phép thì sẽ dẫn tới việc hình thành các cặn màu trắng khi nhiệt độ của nước tăng cao.

    Việc hình thành và bám cáu cặn quá nhiều trong nước sẽ khiến cho việc truyền tải nhiệt của hệ thống bị giảm đi. Từ đó, tăng chi phí nhiên liệu đốt. Đồng thời, các đường ống thường xuyên có hiện tượng rung, giật.

    Không xử lý nước lò hơi chính là nguyên nhân dẫn tới việc các vách ống trong lò nhanh chóng bị ăn mòn, hư hỏng.

    Ngoài ra, đường ống dẫn hơi được làm từ kim loại chứa gốc axit. Vì vậy, dễ bị ôxi hoá khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy, ngày càng xuất hiện nhiều cáu cặn màu trắng, nâu trong các đường ống dẫn.

    Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên tình trạng bít tắc ống dẫn nước lò hơi. Thậm chí, nổ lò hơi vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, không xử lý nước lò hơi còn dẫn tới thuỷ kích, xước, phù hoặc khuyết ống lò hơi.

    Những nguy cơ khi không xử lý nước lò hơi

    Tiêu chuẩn xử lý nước lò hơi

    Có thể nói, xử lý nước cấp lò hơi là việc làm quan trọng và cần thiết nhằm gia tăng tuổi thọ của lò. Tiết kiệm nhiên liệu đốt và bảo vệ sự an toàn cho lò hơi trong quá trình hoạt động.

    Xử lý nước cấp lò hơi sẽ giúp ngăn ngừa cáu cặn, giảm thiểu tối đa tình trạng ăn mòn đường ống. 

    Mời các bạn cùng tham khảo một số tiêu chuẩn cụ thể về nguồn nước cấp cho nồi hơi như sau:

    Tiêu chuẩn nước cấp lò hơi tại Việt Nam

    Những phương pháp xử lý nước lò hơi

    Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp xử lý nước lò hơi. Trong đó, chú trọng các vấn đề bao gồm: Làm mềm nước, giảm gốc muối axit trong nước. Cụ thể như sau:

    Phương pháp cơ học

    Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng bình lắng, bộ lọc với mục đích chính là tách các gốc muối axit ra khỏi nguồn nước.

    Nhìn chung, với các bộ lọc cơ học thông thường thì hiệu quả xử lý nước không quá lớn. Sau khi lọc xong vẫn tồn tại các tạp chất. Đặc biệt là với những chất ô nhiễm có kích thước siêu nhỏ, dưới 1mm.

    Phương pháp cơ học trong xử lý nước lò hơi thường không được áp dụng đơn lẻ mà phải kết hợp thêm với một số phương pháp khác như công nghệ màng lọc RO, máy làm mềm nước tự động. Từ đó, đảm bảo nguồn nước sau khi xử lý có độ tinh khiết cao, đáp ứng tiêu chuẩn để sử dụng trong lò hơi.

    Phương pháp trao đổi ion

    Phương pháp trao đổi ion là một trong những phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong xử lý nước lò hơi hiện nay.

    Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng quá trình trao đổi ion giữa các cation của chất làm cứng nước. Những chất mới được tạo ra sau phản ứng được đánh giá là vô hại. Bởi chúng không hề tạo kết tủa hay sinh cáu cặn dù gặp nhiệt độ cao.

    Hiểu một cách đơn giản, phương pháp trao đổi ion chính là dựa trên phản ứng hoá học giữa ion trong pha lỏng và ion trong pha rắn. Theo đó, các ion pha lỏng dễ dàng thay thế chỗ của các ion có trên khung của nhựa trao đổi. Các chất tham gia thường là chất vô cơ và hữu cơ.

    Sau quá trình trao đổi ion, các chất như canxi, magie, hợp chất As, P, Cu, Hg, Zn, Pb đều sẽ được tách ra khỏi nước. Nhờ đó, nước trở nên mềm mại và tinh khiết hơn.

    Phương pháp trao đổi ion trong xử lý nước lò hơi được ứng dụng rộng rãi hiện nay nhờ vào hiệu quả cao, an toàn và thân thiện với môi trường.

    Phương pháp hoá học

    Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng hoá chất để tẩy rửa các cáu cặn đang bám trên thành ống, lò hơi khi bị bí tắc. 

    Hoá chất có thể khử được độ cứng bằng cách kết tủa gốc muối chứa cacbonat. Tuy nhiên, không khử được độ cứng của những gốc muối không chứa thành phần cacbonat. Vì vậy, phương pháp này được đánh giá là khá tốn kém và không mang lại hiệu quả cao.

    Hơn thế nữa, việc khử kết tủa trong đường ống, thành lò hơi cần phải diễn ra thường xuyên. Vì khi chưa xử lý tiêu chuẩn nguồn nước thì tình trạng này sẽ liên tục xuất hiện gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của lò hơi.

    Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh vấn đề xử lý nước lò hơi. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp các đơn vị nắm bắt được thông tin để ứng dụng các phương pháp xử lý nước hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị chuyên xử lý nước lò hơi đạt tiêu chuẩn, chi phí đầu tư và vận hành tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Toàn Á JSC luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành