Tìm hiểu cách xử lý nước cứng chuyên nghiệp, hiệu quả
Liên hệ

Tìm hiểu cách xử lý nước cứng chuyên nghiệp, hiệu quả

Tìm hiểu cách xử lý nước cứng chuyên nghiệp, hiệu quả

Có nhiều cách xử lý nước cứng khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ có những đặc điểm và ưu thế riêng biệt. Cần căn cứ vào mục đích sử dụng nước, khối lượng nước cần dùng để lựa chọn các phương pháp phù hợp. Cụ thể như sau:

Nội dung bài viết

    Nước cứng là gì và có bao nhiêu loại nước cứng?

    Nước cứng là loại nước chứa nhiều thành phần Canxi (Ca2+) và Magie (Mg2+). Trong đó, ion Ca2+ và Mg2+ chính là biểu tượng cho tình trạng nước cứng. Đặc biệt, nếu nước chứa hàm lượng Mg2+ khi uống sẽ thấy vị đắng.

    Nước cứng là gì?

    Nước mềm là loại nước không có hoặc chứa cực ít ion Ca2+ và Mg2+ ở trong nước.

    Nước cứng hiện nay được chia làm 3 loại, cụ thể như sau:

    • Nước cứng tạm thời: Trong nước chứa hàm lượng muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi đun sôi thì tính cứng sẽ biến mất do muối trong nước bị nhiệt phân thành muối không tan.
    • Nước cứng vĩnh cửu: Đây là loại nước chứa hàm lượng muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4 cao. Loại muối này rất khó xử lý, kể cả khi đun sôi.
    • Nước cứng toàn phần: Đây là loại nước cứng có tính chất đặc biệt. Bởi nó hội tụ đặc tính của 2 loại nước cứng tạm thời và vĩnh cửu. Trong đó bao gồm cả muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4.

    Cách xử lý nước cứng

    Sử dụng hạt nhựa trao đổi ion làm mềm nước

    Cơ chế của phương pháp này là sử dụng hạt nhựa không hoà tan trong nước nhưng chứa ion để trao đổi ion canxi và magie trong dung dịch phản ứng với nó. Từ đó, nước cứng sẽ được biến đổi thành nước mềm.

    Sử dụng hạt nhựa trao đổi ion làm mềm nước

    Nguyên lý như sau: Hạt nhựa thay thế các ion tự do có hại trong nước. Khi đó, muối Kali, Natri sẽ được dùng để thay thế cho canxi, magie trong nước cứng. Từ đó nước trở nên mềm mại hơn.

    Sử dụng hoá chất

    Phương pháp này sử dụng các loại hoá chất khác nhau. Khi kết hợp với ion canxi và magie tạo thành hợp chất không tan lắng đọng. Từ đó có thể loại bỏ ra khỏi nước thông qua phương pháp lọc.

    Sử dụng hoá chất

    Hóa chất xử lý nước cứng bao gồm: Đá vôi, Soda, Photphat Natri, Bari Hydroxit… Mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng khi áp dụng phương pháp này cần chú ý tới chất lượng nguồn nước và mức độ làm mềm nước.

    Phương pháp nhiệt

    Xử lý nước cứng bằng phương pháp nhiệt có thể áp dụng cách đun sôi hoặc chưng cất. Mục đích chính là nhiệt phân thành muối không tan. Sử dụng nhiệt được áp dụng chủ yếu để xử lý nước cứng tạm thời.  Đối với các loại nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần không được áp dụng.

    Phương pháp nhiệt

    Trong quá trình đun nóng nước, khí CO2 sẽ được khử hết. Đồng thời, độ cứng cacbonat trong nước giảm. CaCO3 hoà tan vẫn còn và sẽ lắng xuống dưới đáy.

    Với Mg, ở nhiệt độ dưới 180°C, Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + CO2. Nếu nhiệt độ trong nước tăng lên, Mg sẽ tiếp tục bị thuỷ phân thành Mg(OH)2.

    Hai phản ứng trên đều giải phóng CO2 và tạo thành các kết tủa có màu trắng, lắng xuống phía đáy.

    Xử lý nước cứng bằng phương pháp tổng hợp

    Áp dụng 2 - 3 phương pháp xử lý nước cứng kết hợp với nhau để loại bỏ canxi và magie trong nước. Phương pháp làm mềm nước này được đánh giá là có hiệu quả cao, an toàn với người dùng.

    Xử lý nước cứng bằng máy lọc nước

    Máy lọc nước RO hoặc Nano có khả năng loại bỏ tình trạng nước cứng một cách hiệu quả.

    Các thiết bị này thường dựa trên nguyên lý trao đổi ion để làm mềm nước, khử vôi, khử canxi và magie dư thừa.

    Sau khi đi qua màng lọc RO và Nano, các cặn canxi, magie sẽ được loại bỏ qua đường nước thải. Từ đó, giúp cho nguồn nước trở nên trong sạch, an toàn và mềm mại hơn.

    Những cách xử lý nước cứng khoa học, hiệu quả

    Trên đây là những cách xử lý nước cứng an toàn, hiệu quả và được áp dụng phổ biến trong đời sống. Để được tư vấn cụ thể hơn, quý khách vui lòng liên hệ với công ty cổ phần công nghệ môi trường Toàn Á qua số điện thoại 0913.543.469 để được tư vấn chi tiết từ các chuyên gia.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành