Quy định nghiêm cấm hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường
Căn cứ theo Điều 7 luật bảo vệ môi trường 2020 quy định:
- Nghiêm cấm các hành vi vận chuyển, chôn lấp, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng với kỹ thuật, quy định của pháp luật.
- Nghiêm cấm xả các loại nước thải, khí thải chưa xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Nghiêm cấm thực hiện các dự án đầu tư hoặc xả nước thải khi chưa đáp ứng đủ điều kiện quy định về bảo vệ môi trường.
Mức xử lý hành vi xả nước thải ra môi trường như thế nào?
Với hành vi xả nước thải ra ngoài môi trường khi tính chất, lưu lượng nước thải vượt quy chuẩn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuỳ thuộc vào mức độ mà sẽ có chế tài xử phát khác nhau. Cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 4, nghị định 155/2016/NĐ-CP thì hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý theo các hình thức cụ thể sau:
Xử phạt hành chính
Với những cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh doanh có hành vi xả nước thải ra môi trường bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật như sau:
Cảnh cáo;
Phạt tiền đối đa với hành vi vi phạm là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
Xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng có thời hạn với giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm… Và một số loại giấy tờ khác.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Những doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị đình chỉ dừng hoạt động tới khi hết thời hạn xử lý. Tuy nhiên, các hành động khác không liên quan đến quá trình xả thải vẫn được phép vận hành.
Ngoài ra, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể như sau:
Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra.
Buộc thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Sau đó, báo cáo chi tiết kết quả đã khắc phục xong hậu quả của hành vi vi phạm môi trường.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 235 bộ luật hình sự 2015 về: "Tội gây ô nhiễm môi trường”. Những tổ chức có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt dựa trên tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Trong đó, có thể phạt tiền, đình chỉ hoạt động tạm thời hoặc vĩnh viễn. Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp, tổ chức có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt tiền từ 3 tỷ - 20 tỷ đồng. Mức chi phí phụ thuộc vào mức độ thiệt hại.
Tạm đình chỉ hoạt động từ 6 - 36 tháng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn với những doanh nghiệp vi phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hoặc có khả năng gây thiệt hại tính mạng của nhiều người hay sự cố môi trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, không có khả năng khắc phục các hậu quả đã gây ra.
Như vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường là điều quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp các cá nhân, tổ chức tránh được việc bị xử lý hành vi xả nước thải ra môi trường. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp thêm các thông tin về vấn đề này, hãy liên hệ với công ty cổ phần công nghệ môi trường Toàn Á để được tư vấn các thông tin cần thiết nhất.