Liên hệ

Tiêu chuẩn nước cấp lò hơi an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Tiêu chuẩn nước cấp lò hơi an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Tiêu chuẩn nước cấp lò hơi tác động trực tiếp đến độ an toàn của lò hơi trong quá trình hoạt động. Đồng thời, điều này cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng sản phẩm được tạo ra từ lò hơi. Chính vì vậy, tất cả các doanh nghiệp đang sử dụng lò hơi trong sản xuất đều cần phải đặc biệt quan tâm và có các biện pháp xử lý nước để đáp ứng tiêu chuẩn.

Nội dung bài viết

    Vì sao phải xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước cấp lò hơi

    Nước cấp lò hơi thường được lấy từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là nước máy, nước giếng hoặc nước từ sông suối. Đại đa số nguồn nước này đều không tinh khiết. Chúng không chỉ lẫn với nhiều tạp chất, chất cặn bẩn mà còn có hàm lượng Ca2+ và Mg2+ nhất định.

    vì sao phải xử lý nước cấp lò hơi

    Khi hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong nước cao vượt mức tiêu chuẩn (trên 300mg/lít) thì được coi là nước cứng. Khi đưa vào lò hơi, các ion kim loại trong nước cứng sẽ kết tủa thành các chất không tan. Từ đó, bám chặt vào thành của ống lò hơi. Điều này rất dễ dẫn tới các sự cố cháy nổ khi lò hơi vận hành.

    Mục đích của xử lý nước cấp lò hơi

    • Đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của lò hơi trong sản xuất.
    • Hạn chế tình trạng tích tụ cáu cặn, góp phần tiết kiệm nhiên liệu cho hệ thống.
    • Giúp tăng tuổi thọ của lò hơi, có thể đạt được từ 15 - 20 năm.
    • Hạn chế phát sinh sự cố hư hỏng lò hơi.

    Tiêu chuẩn xử lý nước cấp lò hơi tại Việt Nam

    Tiêu chuẩn nước cấp lò hơi tại mỗi nước sẽ có sự khác biệt nhất định. Tại Việt Nam đã có một số quy định cụ thể về nước sử dụng cho lò hơi nhằm mục đích ngăn ngừa cáu cặn bám trên thành thiết bị và các đường ống như sau:

    Chỉ tiêu

    Đơn vị

    Nước cấp vào nồi

    Nước trong nồi

    Mẫu thử

    Tiêu chuẩn

    Mẫu thử

    Tiêu chuẩn

    Độ trong suốt

    cm

    0 - 40

    Độ pH (Ở 25°C)

    8.5 - 10,5

    10,5 - 11,5

    Độ cứng

    μgdl/kg

    < 20

    Lượng sắt tổng

    μg/kg

    < 300

    Oxy hòa tan

    μgdl/kg

    < 50

    Chất gốc dầu lửa

    mg/kg

    < 3

    Độ dẫn điện

    μS/cm

    < 1000

    < 7000

    Độ kiềm tổng (m)

    mgdl/kg

    5÷20

    Phốt phát dư

    mg/kg

    30÷60

    Hàm lượng sunphít

    mg/kg

    20÷40

    Silicat hòa tan

    < 0,3 * độ kiềm

    Cộng

    Chỉ tiêu

    7

    6

    Chính bởi vậy, việc áp dụng các hệ thống xử lý nước cấp lò hơi là điều hết sức cần thiết. Nhằm đáp ứng nguồn nước cấp cho sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.

    Những lưu ý về tiêu chuẩn nước cấp lò hơi

    Độ dẫn điện EC

    Đây là tiêu chí quan trọng cần được chú ý khi sử dụng nước cấp lò hơi. Tổng các chất hoà tan trong nước có thể được xác định qua thông số về độ dẫn điện EC với nền nhiệt độ chuẩn là 250°C.

    Độ dẫn điện có ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ các ion tồn tại trong nước như muối, axit, bazơ và một số chất hữu cơ (Trừ sillic).

    Độ dẫn điện của nước cấp lò hơi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước càng cao, độ dẫn điện càng lớn và ngược lại. Bên cạnh đó, tốc độ ăn mòn của lò hơi cũng bị phụ thuộc vào độ dẫn điện. Độ dẫn điện tiêu chuẩn là ≤ 600. Nếu cao hơn thì tốc độ ăn mòn càng lớn.

    Độ pH của nước cấp lò hơi

    Theo các chuyên gia, tiêu chuẩn nước cấp lò hơi với độ pH lý tưởng là 9 - 11 độ. 

    Nếu độ pH của nước thấp hơn 7 thì đây là nguồn nước đặc trưng của môi trường axit. Độ axit càng tăng khi pH giảm về 0. Khi đó, nguy cơ ăn mòn thiết bị càng cao.

    Nếu độ pH của nước lớn hơn 7 thì là nguồn nước đặc trưng của môi trường bazơ. Độ kiềm trong nước tăng khi pH tăng lên đến 14.

    Độ cứng của nước cấp lò hơi

    Độ cứng của nước cấp lò hơi thường được chia thành 2 nhóm là độ cứng cacbonat và độ cứng phi cacbonat.

    Độ cứng cacbonat chỉ tan được trong nước cùng với axit cacbonic. Nếu đun nóng sẽ tạo thành kết tủa và cặn cacbonat.

    Nước cứng phi cacbonnat có thể hoà tan được trong nước. Tuy nhiên, canxi sunphat trong đó vẫn có thể tạo ra cặn nếu có nồng độ lớn hơn 2g/l = 2000 mg/l.

    Quy trình xử lý nước cấp lò hơi

    Giai đoạn 1: Xử lý sơ bộ

    Nguồn nước cấp cho lò hơi thường là nước máy, nước sông, nước ngầm. Chúng sẽ được bơm đến các bể chứa.

    Bể chứa này có tác dụng lưu trữ nước cho hệ thống xử lý phía sau. Tại đây, rác và chất ô nhiễm trong nước sẽ được xử lý hoá lý, kết tủa tạo bông hoặc khử phèn. Từ đó, tách các chất này ra khỏi nước để đưa tới giai đoạn tiếp theo.

    Giai đoạn 2: Xử lý nước cấp lò hơi

    Phương pháp lắng cặn: Nước từ bể chứa sẽ được đưa tới cột lọc Composite. Tại đây, các loại cặn bẩn lơ lửng sẽ được giữ lại ở các tầng vật liệu lọc.

    Phương pháp trao đổi ion: Đây là quy trình quan trọng trong xử lý nước cứng. Thông qua quá trình trao đổi ion với các hạt nhựa. nguồn nước sẽ loại bỏ được hoàn toàn các ion kim loại gây nước cứng. Từ đó, làm mềm nước hiệu quả.

    Lọc tinh và lọc thẩm thấu ngược RO: Nước cấp sẽ được đưa qua hệ thống lọc tinh và lọc RO. Tại đây, các ion kim loại, tạp chất sẽ được loại bỏ. Nguồn nước đầu ra có độ tinh khiết cao và đáp ứng tiêu chuẩn nước cấp lò hơi.

    Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Toàn Á JSC về tiêu chuẩn nước cấp lò hơi và quy trình xử lý. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công hệ thống lọc nước cho lò hơi, nồi hơi, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành