Tia UV khử trùng như thế nào? Ưu - nhược điểm cụ thể
Liên hệ

Tia UV khử trùng như thế nào? Ưu - nhược điểm cụ thể

Tia UV khử trùng như thế nào? Ưu - nhược điểm cụ thể

Tia UV khử trùng là phương pháp tiêu diệt vi sinh vật đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Đặc biệt là khử trùng nước, thực phẩm và không khí. Phương pháp này sử dụng tia cực tím có bước sóng ngắn giúp phá huỷ các axit nucleic và phá vỡ DNA của chúng. Từ đó khiến cho vi khuẩn bất hoạt hoặc bị tiêu diệt.

Nội dung bài viết

    Tia UV khử trùng là gì?

    Tia UV khử trùng hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại. Là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng được nhìn thấy và dài hơn bước sóng của tia X.

    Tia UV thường được chia thành tử ngoại gần với bước sóng từ 380 - 200nm và tử ngoại xa có bước sóng từ 200 - 10nm.

    Tia UV được chia thành 3 phần chính bao gồm:

    • UVA  (380-315 nm): có tên gọi là sóng dài.
    • UVB (315-280 nm): Được gọi là bước sóng trung bình.
    • UVC (< 280 nm) Là loại sóng ngắn có tính tiệt trùng cao.

    Tia UV khử trùng là gì?

    Phương thức hoạt động của tia UV khử trùng

    Phương thức hoạt động của tia UV diệt khuẩn chia thành nhiều phạm vi khác nhau.

    Với những tia cực tím có bước sóng ngắn (UVC) có khả năng tiệt trùng cao. Chúng có thể gây đột biến vi khuẩn, virus và một số loại vi sinh vật khác.

    Điển hình, ở bước sóng  260nm 270nm, tia UV có thể phá vỡ liên kết phân tử ADN của vi khuẩn. Sau đó, tạo ra các  dimer thymine có thể tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các vi khuẩn, virus.

    Ở bước sóng 253.7 nm với đèn thuỷ ngân hoặc  từ 255nm đến 280nm với đèn Diot cực tím, các vi sinh vật cũng có thể bị tiêu diệt. Vì chúng không có khả năng tự bảo vệ khỏi tia cực tím nên khi tiếp xúc lâu dài sẽ rất dễ bị loại bỏ.

    Tia UV khử trùng có thể diệt khuẩn được trong nước, không khí, bề mặt vật thể. Chúng có bước sóng chính xác và hiệu quả nhanh chóng.

    Tia UV khử trùng nước có hiệu quả như thế nào?

    Hiệu quả của tia UV diệt khuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến như:

    • Thời gian tiếp xúc với vi sinh vật.
    • Cường độ và bước sóng của tia cực tím.
    • Sự hiện diện của các hạt có khả năng bảo vệ vi sinh vật khỏi tia cực tím.
    • Khả năng chịu đựng của chúng với tia khi tiếp xúc.
    • Ngoài ra, các môi trường được thiết kế tạo ra các trở lại ngăn chặn ánh sáng tia cực tím sẽ giảm thiểu hiệu quả hoạt động của tia.

    Đối với việc khử trùng nước, hiệu quả của tia tử ngoại sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

    • Tốc độ dòng chảy.
    • Ánh sát đạt mục tiêu.
    • Độ đục của nước.
    • Tuổi đèn (tuổi đèn cao hoặc bị tắc nghẽn có thể làm giảm cường độ hoạt động của tia cực tím).

    Tia UV khử trùng có hiệu quả như thế nào

    Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của tia UV diệt khuẩn

    Ưu điểm

    • Có thể hoạt động mạnh mẽ, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khử khuẩn nước, không khí, thực phẩm và bề mặt vật thể, dụng cụ y tế…
    • Hiệu quả khử khuẩn của thiết bị tương đối cao so với một số phương pháp khử trùng khác hiện nay.
    • Không gây biến đổi tính chất của nước, không khí, vật thể. Không tạo ra sản phẩm phụ có tính độc hại.
    • Thiết bị được bán khá nhiều trên thị trường nên rất dễ mua và sử dụng
    • Tuổi thọ trung bình của các loại đèn tia UV diệt khuẩn cao giúp người dùng tiết kiệm nhiều chi phí.

    Nhược điểm

    Với vấn đề khử trùng nước, thiết bị này yêu cầu độ tinh khiết trong nước cao mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Với nguồn nước có độ đục lớn, đèn UV khử trùng sẽ không phát huy được hiệu quả.

    Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về tia UV khử trùng. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này. Từ đó, chủ động ứng dụng trong các lĩnh vực. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể bởi các chuyên gia.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành