Liên hệ

Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và Công Nghiệp

Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và Công Nghiệp

Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và Công Nghiệp với quy trình thực hiện các tiêu chuẩn cao giúp việc lọc nước đầu vào đơn giản, đảm bảo hiệu quả. Nước sinh hoạt cần trong hầu hết các hoạt động hàng ngày nên phải được xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

Nội dung bài viết

    Tại sao phải xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp

    Như các bạn đã biết, nguồn nước cung cấp cho quá trình sinh hoạt chủ yếu là nước được xử lý từ nguồn: ao, hồ, sông, suối. Sau đó dần về các hộ dân, khu công nghiệp, khu dân cư. Vì vậy, nên chưa được xử lý. Do là nguồn nước chưa được xử lý nên sẽ dễ bị ô nhiễm nặng nề bởi các chất độc hại và kim loại nặng.

    tại sao phải xử lý nước cấp

    Người dùng nguồn nước này có nguy cơ cao phải đối diện với rất nhiều vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Do đó, trước khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt thì nguồn nước cấp này cần phải được xử lý kỹ càng.

    Việc xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp là vô cùng cần thiết, giúp người dùng bảo vệ sức khỏe. Không những vậy, còn đáp ứng đầy đủ nguồn nước cấp sản xuất công nghiệp, đảm bảo nước đạt chuẩn chất lượng đầu ra, kinh tế phát triển trên phạm vi toàn thế giới.

    Quy trình xử lý nước cấp sinh hoạt và Công Nghiệp đạt chuẩn

    Để có một lượng nước cấp dùng trong sinh hoạt và công nghiệp đạt chuẩn chất lượng thì chúng ta cần phải có có một quy trình xử lý. Thông thường, xử lý nước sinh hoạt sẽ diễn ra theo quy trình như sau:

    1. Dùng song chắn và làm thoáng

    Nước đầu nguồn được bơm vào bể chứa sẽ đi qua song chắn. Tác dụng của chúng là để chắn rác thải, các loại cặn bã, bùn đất,… không cho đi vào bể chứa. Nhờ đó nguồn nước đầu nguồn sẽ được xử lý làm sạch một phần. Nước qua song chắn được bơm vào bể chứa sẽ tạo điều kiện cho quá trình tự làm sạch.

    Công đoạn tiếp theo cần phải làm đó chính là làm thoáng. Hòa tan oxy từ không khí vào trong nước để oxy hóa sắt hóa trị II, mangan hóa trị II thành sắt III, mangan IV tạo thành các hợp chất hidroxit Fe(oh)3, Mn(OH)4. Có 2 phương pháp để làm thoáng đó là: Đưa nước vào không khí và đưa khí vào nước.

    Quá trình làm thoáng chính là thực hiện sục khí vào bể chứa. Mục đích của quá trình này là để làm giảm mùi, khử sạch mùi kim loại nặng như: Mn, Fe,… Đồng thời, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn đang tồn tại, hỗ trợ làm tăng độ pH của nước.

    Hiệu quả của việc làm thoáng bị ảnh hưởng bởi mấy vấn đề sau:

    • Sự chênh lệch nồng độ của khí cần trao đổi trong 2 pha nước và khí.
    • Diện tích tiếp xúc giữa 2 pha, diện tích càng lớn thì quá trình trao đổi khí diễn ra càng nhanh.
    • Thời gian tiếp xúc giữa 2 pha, thời gian tiếp xúc càng lớn thì mức độ trao đổi càng triệt để.
    • Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ sẽ tăng lợi cho quá trình khử khí ra khỏi nước và làm bất lợi cho việc hấp thụ và hòa tan khí vào nước.
    • Bản chất của khí khi được trao đổi.

    2. Keo tụ và phản ứng tạo bông cặn

    Kết thúc quá trình làm thoáng tiếp theo bạn cần dùng hóa chất để tạo quá trình kết dính. Hóa chất thường được dùng để tạo quá trình kết dính là phèn nhôm hoặc PAC. Khi trộn với các loại phèn hoặc PAC, nước ngay lập tức sẽ có phản ứng lý hóa tạo thành hệ keo dương phân tán đều trong nước.

    Khi được trung hòa, các hạt keo dương này sẽ tạo thành keo dương phân tán đều trong nước và dính kết lại với nhau để tạo thành các hạt lớn gọi là bông cặn. Quá trình tạo nhân dính chính là quá trình keo tụ. Quá trình dính kết cặn bẩn và nhân tụ gọi là quá trình tạo nhân cặn.

    keo tụ và phản ứng tạo bông cặn

    3. Bể lắng cát và loại bỏ bùn

    Bể lắng là quá trình làm giảm bớt cặn lơ lửng. Thông thường, quá trình làm giảm cặn lơ lửng trong nước được thực hiện bằng các biện pháp cơ bản sau:

    • Lắng trọng lực trong bể lắng: Khi xuất hiện các hạn cặn có trọng lượng lớn trong nước ở chế độ thủy lực thích hợp sẽ lắng xuống.
    • Lực ly tâm tác dụng vào hạt cặn: Được xử lý trong bể lắng ly tâm và xiclon thủy lực.
    • Lực đẩy nổi của các bọt khí: Các hạt khí dính bám vào hạt cặn ở các bể tuyển nổi.

    Sau khi đã loại bỏ thành công các tạp chất phía trên thì tiếp theo lớp bùn sẽ lắng đọng xuống dưới. Bùn sau khi hút ra ngoài sẽ được nén lại và dùng để làm phân bón.

    4. Quá trình lọc nước tại bể cát chậm và lọc bể cát nhanh

    Lọc là quá trình giữ lại các hạt lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn lỗ lọc. Đồng thời, giữ lại keo sắt, keo hữu cơ gây ra đục và màu cho nước. Các lớp keo này có kích thước nhỏ hơn lỗ lọc gấp nhiều lần nhưng lại có khả năng kính dính và hấp thụ lên bề mặt hạt lớp vật liệu lọc tốt.

    Quy trình lọc nước qua bể lọc hay thường hay bị ảnh hưởng bởi một số các yếu tố như:

    • Kích thước hạt lọc, sự phân bố các cỡ hạt trong các lớp vật liệu lọc.
    • Kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng và khả năng kết dính của cặn lơ lửng trong nước.
    • Tốc độ lọc, chiều cao và thành phần của lớp vật liệu lọc.
    • Sự chênh lệch áp lực của quá trình lọc.
    • Nhiệt độ cũng như độ nhớt của nước.

    quá trình lọc bể cát chậm

    5. Khử trùng

    Hiện nay, để đảm bảo nguồn nước cấp được an toàn nhất thì tiếp theo chúng ta cần phải khử trùng. Trong đó clo được xem như là loại hóa chất khử trùng được ưu tiên số 1 vì nó có hiệu quả cao cùng mức chi phí vô cùng phải chăng.

    Ngoài dùng hóa chất để khử trùng thì các bạn cũng có thể khử trùng nước cấp bằng một số hình thức khác như: Đun sôi nước, dùng tia tử ngoại, các biện pháp khử trùng.

    6. Ổn định nước và đưa vào sử dụng

    Hoàn tất quy trình lọc nước sinh hoạt như bên trên thì bạn có thể đưa vào sử dụng cho quá trình sinh hoạt của mình.

    Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn quá trình xử lý nước cấp cho lò hơi, nhiệt điện đúng chuẩn. Nếu các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn những thông tin liên quan đến vấn đề này thì có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0913 543 469 của công ty Toàn Á để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành