1. Khi nào cần sục rửa màng lọc RO
Nhìn chung, hầu hết các loại nước trước khi đưa tới màng lọc RO đều đã trải qua một công đoạn lắng, lọc thô, lọc tinh, xử lý vi sinh. Tuy nhiên, trong nước vẫn còn một lượng tạp chất nhỏ. Vì vậy, màng RO có chức năng lọc sạch hoàn toàn các chất cặn bẩn này. Từ đó, cho nguồn nước đầu ra đạt chuẩn tinh khiết.
Màng lọc RO là thiết bị lọc thẩm thấu ngược với cơ chế lọc khác biệt hẳn so với các phương pháp lọc thông thường. Kích thước khe lọc của màng siêu nhỏ, chỉ khoảng 0.0001 micromet. Do vậy, những tạp chất lớn hơn đều sẽ bị giữ lại.
Sau một thời gian hoạt động, những tạp chất này sẽ bám đầy vào khe lọc. Từ đó, gây nên tình trạng tắc nghẽn, tăng áp và giảm lưu lượng nước lọc của máy. Vì vậy, cần phải tiến hành thao tác giúp hồi phục màng lọc RO để loại bỏ các tạp chất ra khỏi màng.
Tạp chất gây tắc nghẽn màng RO chủ yếu thuộc hai nhóm là nhóm vô cơ (cáu cặn) và hữu cơ (vi sinh). Mỗi nhóm sẽ có các phương pháp xử lý chuyên biệt, khác nhau.
2. Một số loại hoá chất phục hồi màng lọc RO
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hoá chất dùng để phục hồi, vệ sinh màng lọc RO khác nhau. Điển hình trong đó phải kể đến như:
- Hóa chất A101: Loại hóa chất này thường được sử dụng với mục đích làm sạch màng RO bị tắc nghẽn do các chất vô cơ, kim loại nặng.
- Hoá chất mA102: Thích hợp sử dụng với các màng lọc bị nhiễm tạp chất hữu cơ, vi sinh vật.
- Soda đông lạnh: Thường được sử dụng với các loại màng lọc RO trong công nghiệp.
3. Quy trình phục hồi màng lọc RO
Quy trình cơ bản
- Bước 1: Sử dụng hoá chất tẩy rửa có tính kiềm nhưng không phải kiềm để tẩy vi sinh trong màng lọc RO.
- Bước 2: Sử dụng hoá chất có tính axit nhưng không phải là axit để tẩy rửa các loại cáu cặn, ion kim loại nặng trong nước.
Lưu ý trong quy trình này
- Trong quá trình tẩy rửa, thường xuyên kiểm tra nồng độ hóa chất. Có như vậy mới nắm rõ được hiệu quả của việc vệ sinh màng lọc RO.
- Tuân thủ các quy định, thông số của nhà sản xuất như độ PH, nhiệt độ, mức chênh lệch áp suất, dòng chảy… Từ đó, đảm bảo hiệu quả tẩy rửa một cách tốt nhất.
- Tuyệt đối không sử dụng hóa chất tẩy có tính axit để tẩy cáu cặn trước. Vì nếu màng RO chứa vi sinh thì hoá chất này sẽ phản ứng với vi sinh và tạo nên 1 lớp màng rất cứng. Từ đó, khiến cho tình trạng tắc nghẽn màng RO trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sau khi kết thúc quá trình phục hồi màng lọc RO bằng hóa chất ở mỗi giai đoạn. Cần phải rửa lại màng với nước sạch, không chứa hoá chất Clo.
- Trang bị đầy đủ găng tay cao su để không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Không để hóa chất ở nơi dễ cháy hoặc tiếp xúc với các hoá chất gây nổ khác.
- Tránh vệ sinh màng lọc RO tại khu vực bếp lửa hoặc kho lạnh vì sẽ không đảm bảo điều kiện nhiệt độ khi tẩy rửa màng.
4. Khi nào cần thay màng lọc RO
Mặc dù việc phục hồi màng lọc RO có thể giúp nâng cao chất lượng nguồn nước và độ bền của thiết bị. Tuy nhiên về lâu dài đây không phải là giải pháp triệt để giải quyết hoàn toàn các vấn đề tồn tại của màng lọc RO.
Bởi sau một thời gian sử dụng, màng lọc sẽ bị suy giảm về công suất hoạt động. Do đó, việc vệ sinh không còn mang ý nghĩa nữa. Người dùng nên lựa chọn phương pháp thay thế màng lọc RO mới để đảm bảo nước đầu ra có độ tinh khiết cao.
Thông thường, một lõi lọc RO sẽ có tuổi thọ khoảng 12 - 24 tháng, tuỳ thuộc vào đặc tính của nước và các cấp lọc phía trước trong máy.
Những nguồn nước có chứa nhiều tạp chất và hệ thống lọc nước có ít cấp lọc thì áp lực lên màng RO sẽ lớn hơn. Từ đó, tuổi thọ của màng sẽ ngắn. Nên thời gian thay thế lõi lọc có thể chỉ khoảng 12 - 18 tháng.
Ngược lại, với những nguồn nước có ít tạp chất, nhiều cấp lọc phía trước màng RO thì thời gian thay thế màng sẽ dài hơn, khoảng 24 tháng.
Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình này. Toàn Á JSC là đơn vị chuyên cung cấp màng lọc RO dân dụng và công nghiệp. Cam kết, chất lượng vượt trội, giá thành cạnh tranh. Nếu bạn có nhu cầu mua màng lọc RO, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các giải pháp phù hợp nhất.