Màng lọc RO là gì?
Màng lọc nước RO hay còn được gọi là màng siêu lọc với kích thước các khe lọc siêu nhỏ, chỉ 0.0001 micron. Nhờ đó, giúp loại bỏ các chất ô nhiễm, vi khuẩn, hóa chất độc hại trong nước. Từ đó, đảm bảo nguồn nước đầu ra có độ tinh khiết cao, người dùng có thể uống được trực tiếp mà không cần phải thông qua việc đun sôi lại.
Cấu tạo màng lọc nước
Cấu tạo Màng lọc RO trong xử lý nước khá đơn giản, được chia thành 3 bộ phận chính như sau:
Cấu tạo vỏ màng lọc RO
Bề mặt ngoài của màng lọc RO là các lớp nhựa siêu mỏng bảo vệ có tác dụng siết chặt màng lọc và lớp đệm bên trong. Nhờ đó, giúp cố định màng lọc để đảm bảo hiệu quả lọc nước của thiết bị.
Phần giữa màng lọc RO
Phần giữa màng lọc RO được tạo nên từ nhiều tấm lọc RO. Chúng được cuộn chồng lên nhau và cuốn quanh ống trung tâm theo hình xoắn ốc.
Mỗi tấm sẽ tương đương với 3 lớp trong đó bao gồm: vải polyester, lớp lọc polyamide dày 0,2 micromet và xốp poly sulfone. Trong đó, lớp xốp Polysulfone có khả năng lọc nước cao. Nó giúp xử lý hết các tạp chất, hóa chất, vi khuẩn, virus, chất độc hại ra khỏi nguồn nước.
Ở giữa các tấm lọc RO đều sẽ được trang bị thêm lớp đệm nhằm tạo ra khoảng trống nhất định cho nước chảy qua.
Trục định tâm
Trục định tâm còn có tên gọi khác là ống dẫn nước trung tâm. Trên thân của trục chứa một dãy các lỗ nhỏ li ti có tác dụng cho nước thẩm thấu qua màng lọc có thể đi vào trong ống và cho ra nước sạch tinh khiết.
Chức năng của màng lọc RO
- Màng lọc RO sở hữu hệ thống các mắt lọc siêu nhỏ với kích thước chỉ 0.0001 micromet nên chỉ có phép nước tinh khiết đi qua. Các thành phần như: Chất rắn hòa tan, chất lơ lửng, huyền phù, virus, vi khuẩn, ion kim loại, hóa chất, dư lượng thuốc trừ sâu đều sẽ bị chặn lại và đưa ra ngoài theo đường nước thải.
- Nguồn nước sau khi đã đi qua màng lọc RO có độ tinh khiết.
- Cung cấp nguồn nước an toàn, không độc hại, không màu, không mùi, không vị.
- Nước sau khi đã lọc qua màng RO có thể uống trực tiếp hoặc dùng để nấu ăn, rửa hoa quả, pha sữa…
Nguyên lý hoạt động của màng lọc
Màng lọc RO hoạt động theo nguyên lý thẩm thấu ngược. Tức là quá trình vận hành của màng sẽ khác biệt hoàn toàn so với cơ chế thẩm thấu bình thường. Cụ thể như sau:
- Nhờ vào áp lực nén của máy bơm để chuyển động phân tử nước. Theo đó, máy bơm tạo ra lực đẩy mạnh để nước đi xuyên qua các màng lọc.
- Màng lọc RO sở hữu kích thước siêu nhỏ. Do đó, chỉ có phân tử nước mới có thể đi qua được. Các thành phần ô nhiễm trong nước sẽ bị đẩy văng tới vùng áp lực thấp và trôi theo dòng thải ra ngoài.
- Như vậy, dòng nước đi vào màng lọc RO thường có áp lực lớn do tác động của máy bơm. Nước được đưa vào màng theo hình xoắn ốc. Phần nước sạch đi qua sẽ chuyển tới tầng dưới và tập chung ở ống dẫn nước rồi đưa tới bộ phận chứa nước tinh khiết và ra ngoài.
- Nhờ hệ thống đệm giữa các tấm lọc giúp cho nước chảy vào màng được đều đặn, ổn định hơn.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cấu tạo màng lọc RO, chức năng cũng như nguyên lý hoạt động. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này. Nếu quý khách có nhu cầu mua hàng, hãy liên hệ Toàn Á qua hotline 0913.543.469 để được tư vấn và báo giá màng lọc RO.