1. Tìm hiểu cột lọc Composite
1.1. Cột lọc Composite là gì?
Cột lọc Composite là cột lọc được sản xuất từ chất liệu Composite. Chức năng chính của thiết bị là dùng để chứa các vật liệu lọc như cát, sỏi, hạt nâng PH, hạt khử sắt, hạt trao đổi ion…
Cột lọc Composite hiện được ứng dụng rộng rãi trong cả hệ thống lọc nước sinh hoạt và lọc nước công nghiệp. Do được làm từ chất liệu Composite nên cột lọc này có khả năng chịu áp lực cao, có thể thích nghi được với cả nước đầu nguồn có tính chất tương đối đặc biệt như nước nhiễm mặn, nước lợ...
1.2. Cấu tạo của cột lọc Composite
Cột lọc Composite có cấu tạo khá đơn giản. Trong đó có 2 thành phần chính bao gồm:
- Phần cốt: Phần cốt được làm từ các các nguyên vật liệu như sợi thuỷ tinh, sợi kim loại, sợi carbon, sợi bazan, sợi hữu cơ, cốt vải, sợi cacbua silic và các hạt phân tán
- Phần vật liệu nền: Chất liệu nền polyme dạng nhiệt dẻo, nhiệt rắn và chất liệu nền Cacbon
- Trong hệ thống cột lọc Composite thường có 4 bộ phận chính bao gồm: Hệ thống lưới lọc, vỏ của cột lọc, các van vận hành và vật liệu lọc nước
2. Hướng dẫn lắp đặt và sục rửa cột lọc Composite
2.1. Lắp lưới cột lọc
Lưới lọc giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống cột lọc Composite. Chức năng chính của thiết bị là ngăn chặn cặn bẩn không bị lọt vào đường ống dẫn nước. Các khe lọc trên lưới sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn quy định. Vì vậy, quá trình phân phối nước trong cột diễn ra đều đặn và ổn định.
2.2. Vỏ bình lọc
Cho lưới lọc vào bên trong cột lọc Composite. Tiếp đến, sử dụng kéo hoặc cưa để cắt ống ngang với miệng lọc. Dùng bít 27 để che phần miệng ống lại. Lưu ý: Không nên sử dụng keo vì sẽ gây khó khăn cho quá trình tháo lắp, vệ sinh cột lọc Composite sau này.
2.3. Chuẩn bị và sắp xếp các vật liệu lọc nước
Trình tự sắp xếp vật liệu lọc nước khoa học và hiệu quả nhất theo hướng từ dưới lên trên như sau:
- Sỏi thạch anh > Cát thạch anh > Vật liệu nâng độ pH > Mangan > Than hoạt tính
- Độ dày trung bình của các lớp vật liệu là khoảng 10 - 12cm. Không nên đổ quá dày hoặc quá mỏng vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả lọc nước của thiết bị
- Cần kiểm tra kỹ chất lượng vật liệu lọc. Tốt nhất, nên chúng tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng nước đầu ra
2.4. Lắp đặt van
- Van cột lọc Composite có nhiều loại như van 3 ngã, 5 ngã, van tay, van tự động. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà khách hàng lựa chọn loại phù hợp nhất
- Van điều khiển cột lọc thường đi kèm với các linh kiện khác như ron, lưới. Cách lắp đặt như sau: Xoáy phần lưới vào van theo các khớp. Đưa van điều khiển vào cột lọc. Chuẩn bị rang thẳng 27 và quấn keo lụa. Sau đó, cho ron xanh vào và xoáy bánh răng vào van
3. Những lưu ý khi lắp cột lọc Composite
Nên lắp đặt hệ thống lọc nước Composite tại những nơi có địa hình bằng phẳng. Bởi việc này sẽ giúp cho dòng nước được lưu thông dễ dàng hơn. Từ đó, quá trình lọc diễn ra ổn định và hiệu quả cao.
Tránh va đập cơ học đối với cột lọc Composite. Nếu lắp cột ngoài trời nên sử dụng mái che.
Trên đây là hướng dẫn cách lắp cột lọc Composite mà các chuyên gia Toàn Á JSC vừa chia sẻ. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình và ứng dụng trong thực tế một cách hiệu quả. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm hoặc địa chỉ cung cấp cột lọc nước composite hoặc các thông tin liên quan đến việc xử lý nước hiện nay.