Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường chính là những hành động giúp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của các cá nhân, tổ chức và Chính Phủ. Mục tiêu của nó là bảo tồn và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn.
Bảo vệ môi trường bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau như: Giữ gìn và bảo vệ sự trong sạch của thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái, cải thiện môi trường sống của các loại động, thực vật tự nhiên. Phòng chống, ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu của thiên tai hoặc con người gây ra.
Vì vậy, nếu thay đổi cách nói chúng ta có thể hiểu bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính con người chúng ta. Làm cho cuộc sống của con người được bền vững và phát triển hơn.
Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Để có thể thực hiện được tốt việc bảo vệ môi trường chúng ta cần đảm bảo những nguyên tắc như sau:
- Bảo vệ môi trường là hành động của tất cả chúng ta, không chỉ riêng cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào đó.
- Đây là điều kiện, nền tảng cơ bản mỗi quốc gia có thể phát triển nền kinh tế - chính trị - xã hội một cách bền vững lâu dài.
- Cần kết hợp hài hòa với các chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới, bảo đảm quyền lợi của con người.
- Cần phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của khu vực đó.
- Mỗi cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức cần có ý thức đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.
- Cần phải đảm bảo không gây hại đến chủ quyền, an ninh và lợi ích của quốc gia.
Chính sách bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra những chính sách cụ thể cho việc bảo vệ môi trường. Giúp hoạt động được thực hiện thường xuyên, minh bạch, đảm bảo vừa phát triển kinh tế của đất nước mà không gây ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường tự nhiên. Cụ thể các chính sách được chia theo các lĩnh vực như sau:
Kinh tế - chính trị
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư khác nhau cho việc bảo vệ môi trường. Hàng năm sắp xếp và bố trí một khoản riêng trong ngân sách nhà nước cho việc bảo vệ môi trường.
- Có những chính sách ưu đãi và bảo đảm quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình,…có những hoạt động về thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.
- Kết hợp hoạt động phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường.
- Nâng cao việc mở rộng và tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết khác nhau về vấn đề bảo vệ môi trường.
- Thực hiện quy trình sàng lọc các dự án theo các tiêu chí về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, thiết kế và xây dựng các hệ thống, công nghệ xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường. Đặc biệt ưu tiên việc chuyển giao và áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, các kỹ thuật tiên tiến, tăng cường tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ môi trường.
Giáo dục
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với các biện pháp hành chính khác nhau để đảm bảo tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ, giữ gìn, cải tạo hệ thống môi trường.
- Đào tạo các ngành, lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường. Từ đó, cung cấp nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn, tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.
Văn hóa - xã hội
- Đặc biệt chú trọng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ giữ gìn các di sản thiên nhiên. Khai thác, sử dụng và tái tạo hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng và phát triển các dạng năng lượng sạch, năng lượng có khả năng tái tạo.
- Ưu tiên các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường và phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái.
- Tôn vinh, khen thưởng các đơn vị tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình,…có những đóng góp tích cực cho hoạt động bảo vệ, giữ gìn và phát triển môi trường, hệ sinh thái theo đúng quy định của pháp luật.
- Tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình thực hiện, kiểm tra và giám sát việc bảo vệ môi trường.
Việt Nam đã làm gì để bảo vệ môi trường?
Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Quy hoạch và quản lý bền vững và bảo vệ các khu vực đặc biệt như vùng đồng bằng sông Cửu Long và vịnh Hạ Long.
- Thúc đẩy năng lượng sạch: Đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và thủy điện.
- Quản lý rừng bền vững để ngăn chặn tình trạng phá rừng và tăng cường bảo vệ và phục hồi các khu rừng.
- Tăng cường quản lý chất thải và ô nhiễm, thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt và thúc đẩy việc tái chế, xử lý chất thải.
- Đẩy mạnh việc giáo dục và tạo đào tạo về bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.
- Tham gia vào nhiều hiệp định và chương trình quốc tế về bảo vệ môi trường, như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.
Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết để đảm bảo bảo vệ môi trường bền vững trong tương lai.
Những hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ môi trường
Căn cứ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, những hành động sau đây sẽ bị cấm nhằm bảo vệ môi trường.
- Vận chuyển, chôn, lấp hoặc đổ, xả những loại chất kim loại độc hại, nguy hiểm chưa được qua xử lý theo đúng quy định của pháp luật ra môi trường.
- Tự ý xả các loại khí hoặc nước thải nguy hại chưa qua hệ thống xử lý vào môi trường tự nhiên.
- Phát tán ra môi trường các loại hóa chất độc hại có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Hoặc các loại virus độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người.
- Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng không theo đúng quy trình và pháp luật của Nhà Nước. Đồng thời gây ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái khu vực xung quanh dự án.
- Không có trách nhiệm thực hiện đúng theo các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa, ứng phó và xử lý các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Cố ý che giấu hoặc làm sai các thông tin số liệu báo cáo về vấn đề xử lý nước thải, khí thải,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Môi trường, hệ sinh thái chính là môi trường sống của chúng. Để có thể phát triển kinh tế và cuộc sống một cách bền vững thì việc giữ gìn, bảo vệ và tái tạo thiên nhiên là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, mỗi cá nhân, tổ chức cần có ý thức thực hiện đúng các chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước. Mang lại cho cuộc sống môi trường xanh, sạch và đẹp.