Liên hệ

Vai trò và cách xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý

Vai trò và cách xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý

Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Vậy, phương pháp này có đặc điểm gì nổi bật, các cách thức cụ thể như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu như sau:

Nội dung bài viết

    Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý là gì?

    Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý hay còn gọi là xử lý nước thải cơ học. Phương pháp này được đánh giá là đơn giản, chi phí vận hành thấp. Đồng thời, xử lý tốt các chất ô nhiễm, chất thải lơ lửng, chất thải không hoà tan trong nước. Từ đó, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

    Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý có nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đảm nhiệm một vai trò nhất định trong hệ thống. Có thể kết hợp phương pháp xử lý nước thải vật lý với nhau hoặc với các phương pháp xử lý sinh học, hoá học để đem lại hiệu quả cao nhất.

    Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý

    Vai trò của xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý

    Phương pháp vật lý trong xử lý nước thải nắm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng và cần thiết, cụ thể như sau:

    • Tách các chất thô và có thể lắng chất thô,kim loại nặng trong nước thải. Từ đó, loại bỏ một cách dễ dàng.
    • Nghiền chất rắn thô cho tới các kích thước  nhỏ hơn, đồng nhất và dễ xử lý hơn.
    • Điều hòa nồng độ, lưu lượng nước thải. Giảm tải trọng BOD và SS trong nước.
    • Khuấy trộn hóa chất với nước thải để tăng  năng suẩt xử lý nước thải bằng hoá chất.
    • Tập hợp các hạt cặn nhỏ lơ lửng trong nước thành những bông bùn lớn hơn để có tách ra bằng cách lắng trọng lực.
    • Tách cặn và lắng đọng bùn.
    • Khi kết hợp với các phương pháp xử lý sinh học, hoá học sẽ mang lại hiệu quả vượt trội. Đảm bảo chất lượng nguồn nước đáp ứng quy chuẩn.

    Những phương pháp vật lý trong xử lý nước thải

    Phương pháp màng lọc

    Màng lọc là thiết bị đảm nhiệm chức năng chính là tách, lọc giữ và thu gom lại các chất không hòa tan trong nước. Từ đó, giúp giảm thiểu áp lực cho các công trình lọc phía sau. Một số loại màng lọc đang được ứng dụng bao gồm: Song chắn rác, lưới chắn rác… 

    Ngoài ra, còn có hệ thống vi lọc có tác dụng tách phân tử, vi khuẩn, nấm men trong nước.  

    Tại các vùng nông thôn, màng lọc thẩm thấu ngược cũng được dùng để khử mặn, lọc nước.

    Phương pháp tuyển nổi

    Phương pháp tuyển nổi là quá trình tách chất rắn tan hoặc không tan có tỷ trọng nhỏ hơn nước. Kết quả xử lý nước thải phụ thuộc vào việc sử dụng các chất hoạt động bề mặt.

    Mục đích của phương pháp tuyển nổi là loại bỏ các chất rắn lơ lửng, dầu mỡ ra khỏi nước thải.

    Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào sự phân tán của phân tử có khả năng lắng kém. Nước và không khí trong bể được hoà trộn trong các bồn khí tan nhờ vào hoạt động của máy nén khí. Khi đó, nước chảy vào ngăn tuyển nổi rồi bị giảm áp suất đột ngột. Khi đó, dòng khí sẽ tách ra và bám vào hạt cặn lơ lửng trong nước.

    Các chất rắn lơ lửng sẽ bám vào bọt khí, nổi lên trên mặt nước và dễ dàng bị loại bỏ.

    Phương pháp keo tụ

    Các hạt lơ lửng trong nước là các hạt mang điện tích âm hoặc dương. Trong đó, hạt có nguồn gốc silic, chất hữu cơ mang điện tích âm. Hạt có chứa Hydroxit sắt, hydroxit nhôm thường mang điện tích dương.

    Trong bể có hai loại bông keo là loại kỵ nước và ưa nước. Nếu loại keo ưa nước tập chung vào việc keo tụ vi khuẩn, virus và xác của chúng thì keo kỵ nước có khả năng keo tụ các chất lơ lửng trong nước.

    Sau khi quá trình keo tụ diễn ra, cặn nhỏ lơ lửng trong nước sẽ được tập hợp thành các bông bùn lớn. Từ đó, dễ dàng lắng xuống dưới đáy bể.

    Phương pháp đông tụ

    Phương pháp đông tụ giúp xử lý dầu nhớt trong nước một cách hiệu quả và nhanh chóng. Điều kiện cơ bản để quá trình diễn ra là độ PH từ 4 - 8,5.

    Khi thêm các chất đông tụ, chúng sẽ phân ly ion OH- để tạo ra kết tủa Hydroxit. Chất này có khả năng kết dính các hạt keo. Những hạt này liên kết với nhau thành công cặn lớn. Nhờ vào trọng lực, các bông bùn này sẽ lắng xuống dưới đáy và tách ra khỏi nước.

    Một số hoá chất được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình đông tụ gồm có: PAC, Sắt, Polyme hữu cơ…

    các phương pháp xử lý nước thải vật lý

    Trên đây là chia sẻ của chuyên gia về xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp và ứng dụng phù hợp. Toàn Á JSC là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thi công và xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Nếu bạn đang có ý định xây dựng công trình này, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ từ các chuyên gia.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành