Xử lý nước biển là gì?
Xử lý nước biển (hay khử mặn) là quá trình loại bỏ hoặc giảm nồng độ muối đến độ có thể dùng được bằng các phương pháp khác nhau. Đây là quy trình đặc biệt hữu ích và có ý nghĩa đối với những khu vực ven biển - nơi thường xuyên thiếu nước ngọt.
Nước mặn có hàm lượng muối hòa tan vượt ngưỡng cho phép. Thông thường nước bị nhiễm mặn là do quá trình xâm nhập của nước biển, dẫn tới nước ở ao, hồ, sông, suối… bị nhiễm muối.
Nếu tình trạng xâm nhập mặn kéo dài thì ngay cả nguồn nước giếng cũng bị nhiễm mặn. Vấn đề mức độ mặn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào hiện tượng thủy văn ở mỗi vùng.
Như mọi người đều biết, đặc tính lớn nhất của nước biển là độ mặn cao. Do đó, không thể sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống, tưới tiêu nông sản. Nước biển còn làm mòn các máy móc, thiết bị làm từ kim loại…
Tác dụng của việc xử lý nước mặn
Quá trình nhiễm mặn thường diễn ra vào mùa khô khi lượng mưa giảm. Lượng muối tại các sông suối, ao hồ, thậm chí các mạch nước ngầm đều tăng cao và không thể dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu. Vì vậy, việc lọc nước biển thành nước ngọt là vô cùng cần thiết với những tác dụng chính như:
Đảm bảo nguồn nước cho ăn uống
Tác dụng đầu tiên khi tiến hành xử lý nước biển thành nước uống đó là đảm bảo nguồn nước cho nhu cầu ăn uống. Mọi người chỉ có thể uống được nước ngọt, vì vậy quá trình khử mặn sẽ giúp người dùng đảm bảo được nguồn nước cho nhu cầu ăn uống.
Phục vụ trồng trọt, chăn nuôi
Nước ngọt cũng không thể thiếu trong nông nghiệp. Người ta không thể dùng nước mặn để chăn nuôi cũng như trồng trọt. Xử lý nước biển là biện pháp duy nhất để có được nước ngọt cho nông nghiệp.
Nhưng với nhu cầu lớn như vậy, người ta thường không khử mặn hoàn toàn mà giảm nồng độ muối đến mức dùng được để tiết kiệm chi phí và đủ dùng cho mùa khô.
Phục vụ cho sinh hoạt
Nước mặn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của con người. Không thể uống, cũng không thể dùng cho sinh hoạt hằng ngày. Cung cấp nguồn nước cho các sinh hoạt ngày thường.
Trước khi có sự góp mặt của công nghệ hiện đại, người dân thường phải “chờ” trời mưa để rửa mặn. Chính điều này đã gây nên rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và sản xuất. Nhưng tới nay, việc xử lý nước nhiễm mặn đã trở lên hết sức đơn giản, con người đã có thể chủ động hơn với nguồn nước ngọt.
3 công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt đơn giản
Với những biến đổi về môi trường khiến các hiện tượng tự nhiên trở nên cực đoan hơn. Mùa khô kéo dài, thủy triều lên xuống thất thường khiến nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm. Các công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt sẽ giúp con người yên tâm hơn:
Phương pháp chưng cất nhiệt
Trước kia, khi chưa có máy móc hiện đại, con người thường sử dụng phương pháp truyền thống là chưng cất nhiệt. Cách làm đơn giản là đun nóng nước mặn tới khi sôi và sử dụng quá trình ngưng tụ hơi nước để thu được sản phẩm nước ngọt.
Cách làm này khá đơn giản, dễ thực hiện, chi phí vận hành cũng không cao. Hơn nữa, có thể sử dụng cho mọi nguồn nước bị nhiễm mặn đều hiệu quả. Nước thu được là nước ngọt, tinh khiết, có thể an tâm sử dụng.
Tại Việt Nam thì ít được sử dụng do tốn tương đối nhiều nguyên liệu, tốn thời gian thực hiện nhưng năng suất thu được không nhiều. Chủ yếu chúng được sử dụng trong phòng thí nghiệm.
Đây là phương pháp tận dụng các loại vật liệu khai thác từ thiên nhiên để tiến hành xử lý nước mặn. Một số vật liệu lọc phổ biến có thể kể đến như: Cát thạch anh, Cát Mangan, than hoạt tính, sỏi…
Lọc nước mặn bằng sử dụng hệ thống
Đây là phương pháp xử lý được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Thiết bị máy lọc, hệ thống lọc nước mặn sẽ sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO.
Quy trình cụ thể
- Nước sẽ được lắng và lọc qua nhằm loại bỏ rác, cặn bẩn tồn tại trong nước.
- Một máy bơm cao áp bên trong máy sẽ đưa dòng nước có áp lực và tốc độ cao đi qua màng lọc.
- Tách muối ra khỏi nước: Kích thước lỗ màng lọc là 0,0001 μm, chỉ cho phép nước đi qua và giữ lại các ion của muối hòa tan trong nước, các cặn bẩn, hóa chất… Tạo thành 2 dòng sản phẩm: Nước tinh khiết và nước muối mặn.
- Ổn định độ pH cho nước, khử trùng và sử dụng.
Ưu điểm
- Đây được xem là phương pháp phù hợp nhất tại Việt Nam.
- Loại bỏ muối trong nước, đảm bảo cho ăn uống, hiệu quả tới 99%.
- Có thể sử dụng được cho nhiều nguồn nước.
- Có lõi lọc bổ sung khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Nhược điểm
- Màng lọc nước RO rất dễ bị tắc nếu không được vệ sinh thường xuyên.
- Cần nguồn điện ổn định để hoạt động máy.
- Nước thải của quá trình lọc có thể làm ảnh hưởng tới môi trường nếu không được xử lý tốt.
Xử lý bằng phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion là phương pháp rất hiện đại mới được dùng trong những năm gần đây. Nước được chứa trong những bể có chứa các cột ion hoạt tính, tận dụng các phản ứng hóa học để xử lý các ion muối có trong nước bị nhiễm mặn.
Ưu điểm
- Đảm bảo nguồn nước ngọt, hiệu quả loại bỏ muối triệt để.
- Có thể sục rửa, hoàn nguyên nước thải theo đúng quy trình.
Nhược điểm
- Chi phí cao và khó vận hành.
- Hiệu suất giảm dần theo thời gian.
- Không thể loại bỏ các chất hữu cơ.
Đây là phương pháp xử lý nước biển ngay tại đầu nguồn cấp nước để đảm bảo nước ngọt cho hộ gia đình. Cách làm này có thể áp dụng tại các điểm đông dân cư, khu vực tập chung nhiều người sinh sống.
Mua và lắp đặt thiết bị lọc nước ở đâu?
Một lưu ý nhỏ cho người sử dụng, đó là bạn nên đo nồng độ muối của nguồn nước gia đình để dễ dàng hơn trong việc chọn thiết bị xử lý mặn. Điều này cũng sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đáng kể.
Hiện nay, vấn đề lựa chọn và lắp đặt máy liên quan đến xử lý nước biển cũng đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, có thể thấy chi phí đầu tư cho một hệ thống là rất lớn nên người dùng cần cân nhắc địa chỉ mua thiết bị xử lý nước sao cho đảm bảo uy tín và chất lượng.
Toàn Á JSC là một công ty có thâm niên trong lĩnh vực cung ứng các thiết bị liên quan đến xử lý nước. Bạn có thể mua vật liệu lọc nước, các thiết bị lọc nước tại đây. Đặc biệt các sản phẩm của Toàn Á cũng đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Đây là gợi ý tốt cho những người có nhu cầu mua và lắp đặt hệ thống.