Liên hệ

Cách pha hóa chất xử lý nước thải an toàn và hiệu quả

Cách pha hóa chất xử lý nước thải an toàn và hiệu quả

Tìm hiểu cách pha hóa chất xử lý nước thải để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả, chất lượng sử dụng tốt nhất. Mỗi loại hoá chất sẽ có những các thức pha chế khác nhau. Vì vậy, người dùng cần phải tìm hiểu kỹ và vận dụng hợp lý. Hãy tìm hiểu những thông tin về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Nội dung bài viết

    Những quy định an toàn khi sử dụng hoá chất

    Nhìn chung, hầu hết các loại hóa chất xử lý nước thải đều có tỷ trọng cao và tính chất nguy hiểm. Do đó, nếu sử dụng sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả của sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dùng.

    Những quy định an toàn khi sử dụng hoá chất

    Chính vì vậy, đã có quy định cụ thể khi sử dụng hoá chất như sau:

    • Luôn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, đồ bảo hộ như mắt kính, quần áo, khẩu trang, gang tay và sử dụng chúng khi pha hóa chất.
    • Kiểm tra hóa chất và các thiết bị sử dụng như bồn chứa hóa chất, bơm, ống chuyển hóa chất hàng ngày. Đảm bảo chúng vẫn sử dụng và hoạt động bình thường, không bị hư hỏng hoặc rò rỉ.
    • Khi sửa chữa thiết bị sử dụng hóa chất cần phải mang đồ bảo hộ và làm sạch thiết bị trước khi tiến hành công việc.
    • Trong quá trình bơm hoá chất, luôn chú ý theo dõi sát sao. Đảm bảo đúng liều lượng, tỷ lệ và thời gian pha. Luôn mặc đồ bảo hộ khi cho hóa chất vào trong bể.
    • Cần bảo quản hóa chất theo quy định của nhà sản xuất.

    Hướng dẫn cách pha hóa chất xử lý nước thải phổ biến hiện nay

    Xút (NaOH)

    Hóa chất xút (NaOH)

    • Xút (NaOH) hay còn gọi là kiềm, xút vảy. Đây là loại hoá chất được dùng để nâng độ pH trong nước thải ở các bể tuyển nổi.
    • Cần sử dụng bồn chứa dung dịch được làm từ chất liệu composite, có khả năng chống ăn mòn cao.
    • Nồng độ thích hợp để trung hòa nước thải bằng xút là từ 50 ppm.

    Liều lượng xút cần sử dụng được tính toán theo công thức sau:

    50 ppm x 700m3 = 35 kg/ngày đêm.

    Cách pha Axit Sunphuric (H2SO4) 98%

    Acid sulphuric 98% cũng được dùng để trung hòa pH của nước thải. Chúng có thể hạ độ pH từ 9 - 11 xuống 7 - 8 tại các bể chứa trung gian.

    Acid Sulphuric 98%

    Nên đựng dung dịch Acid sulphuric 98% trong bồn composite chuyên dụng có khả năng chống ăn mòn.

    • Nồng độ axit trung hòa nước thải khoảng 30 ppm.
    • Liều lượng axit cần dùng khoảng 21 kg/ngày đêm.
    • Nồng độ Acid sulphuric 98% thường là khoảng 10%.

    Cách pha hóa chất Chlorine xử lý nước thải 10%

    Hóa chất Chlorine 10%

    • Dung dịch Chlorine 10% được dùng với mục đích chính là khử trùng cho nước thải.
    • Nồng độ Chlorine thích hợp cần sử dụng khoảng 10 ppm.
    • Liều lượng Chlorine cần sử dụng khoảng 7kg/ngày đêm.
    • Hoá chất này có nồng độ 10% nên có thể dùng trực tiếp mà không cần qua xử lý.

    Acid Phosphoric (H3PO4)

    Acid Phosphoric (H3PO4)

    • Acid Phosphoric (H3PO4) được dùng với mục đích chính là cùng cấp phospho cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. Chúng được sử dụng nhiều tại các bể xử lý sinh học.
    • Liều lượng Acid Phosphoric (H3PO4) cần được dùng khoảng 20kg/ngày đêm.

    Cách pha Ure 10%

    • Chủ yếu được dùng để cung cấp nito cho sự phát triển của sinh vật trong các bể xử lý sinh học.
    • Liều lượng ure cần sử dụng khoảng 80kg/ngày đêm.

    Cách pha PAC trong xử lý nước thải

    • PAC tồn tại dưới dạng bột, màu vàng và có khả năng hòa tan cực tốt.
    • Nồng độ phèn (PAC) phù hợp cho các bể phản ứng keo tụ là khoảng 250 ppm.
    • Liều lượng của PAC được tính theo công thức: 250mg/l x 700 m3 = 175 kg/ngày đêm.
    • Nồng độ phèn nên pha khoảng 10%.

    Polymer Anion và Polymer Cation

    Hóa chất Polymer là dạng tinh thể trắng, khả năng hòa tan thấp. Loại hoá chất này thường được ứng dụng trong các bể keo tụ đối với nồng độ thích hợp khoảng 3 ppm.

    Liều lượng Polymer Anion được tính toán theo công thức sau:

    3 mg/l x 700 m3 = 2.1 kg/ngày đêm.

    Phân loại một số loại hóa chất xử lý nước thải

    Phân loại hóa chất theo dạng tồn tại

    1. Hóa chất ở thể rắn: Ví dụng như phèn, nhôm, vôi, PAC.
    2. Hóa chất ở thể lỏng: Cloramin B, Axit sunfuric

    Phân loại theo công dụng

    Phụ thuộc vào công dụng, người ta phân chia hóa chất thành các nhóm sau:

    • Hóa chất keo tụ.
    • Hóa chất điều chỉnh độ pH.
    • Hóa chất trợ lắng.
    • Hóa chất phá bọt.
    • Hóa chất khử mùi hôi trong nước thải.
    • Hóa chất cung cấp dinh dưỡng cho các loại vi sinh vật.
    • Hóa chất thực hiện phản ứng oxy hóa.
    • Hóa chất khử trùng.

    Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia về cách pha hóa chất xử lý nước thải. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ và áp dụng đúng với công thức, liều lượng quy định. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn mua hóa chất xử lý nước thải, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0913.543.469 để được giải đáp bởi các chuyên gia.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành