Liên hệ

Bể phản ứng là gì? Cấu tạo, ưu điểm và nguyên lý hoạt động

Bể phản ứng là gì? Cấu tạo, ưu điểm và nguyên lý hoạt động

Bể phản ứng là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động như thế nào? Nếu chưa bạn chưa biết thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Toàn Á để biết thêm thông tin chi tiết.

Nội dung bài viết

    Bể phản ứng là gì?

    Bể phản ứng có tên chuyên ngành hơn là bể SBR, viết tắt của từ Sequencing Batch Reactor. Đây là một công nghệ xử lý nước thải được thực hiện bằng phương pháp sinh học kéo dài. Quy trình này thường sẽ được hoạt động liên tục khi xử lý nước thải.

    Bể phản ứng

    Nói một cách dễ hiểu hơn tức nghĩa là nước thải của 1 nhà máy, khu vực dân cư nào đó sẽ được đưa vào bể SBR một cách liên tục theo từng mẻ khác nhau. Sau khi được xử lý, chúng sẽ được vận chuyển qua bể chứa. Quy trình này bắt buộc phải hoạt động liên tục như vậy mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Ưu nhược điểm của bể SBR

    Ưu điểm

    Công nghệ này được sử dụng khá đơn giản, cũng không tốn quá nhiều chi phí. Vì bể này không cần xây dựng thêm bể điều hòa hoặc bể Aerotank, cũng không cần xây dựng bể lắng một cấp hoặc nhiều cấp.

    Bể phản ứng được sinh ra vào thời điểm nào?

    • Chế độ hoạt động rất linh hoạt. Tùy thuộc vào lượng nước thải đầu vào sẽ có chế độ khác nhau.
    • Nếu so sánh với một quy trình xử lý nước thải thông thường thì bể SBR có thể giúp giảm thiểu được tối đa chi phí phát sinh cho việc mua các thiết bị lắp đặt.
    • Cơ chế hoạt động rất đơn giản mà không cần đòi hỏi thêm sự tham gia của con người.
    • Kết cấu tuy rất đơn giản nhưng cũng rất chắc chắn và lâu bền với thời gian.
    • Hiệu quả xử lý nước thải rất tốt.
    • Vì có kết cấu đơn, không cần mất quá nhiều chi phí cho việc đầu tư các thiết bị nên giá thành rẻ. Bởi vậy, bể phản ứng thực sự có khả năng cạnh tranh rất cao với các hệ thống xử lý nước thải thông thường.
    • Đặc biệt có khả năng loại bỏ được hai chất Nitơ và Photpho.
    • Khả năng hoạt động rất ổn định và linh hoạt, tùy vào lượng nước đầu vào.

    Ưu nhược điểm hoạt động của bể phản ứng

    Nhược điểm

    • Quá trình vận hành đòi hỏi nhân viên vận hành phải có trình độ cao.

    Cấu tạo bể SBR

    Những bộ phận chính của bể phản ứng bao gồm:

    • Decanter thu nước.
    • Ngăn phản ứng.
    • Bơm bùn dư.
    • Máy thổi khí.
    • Ngăn chọn lọc vi sinh.
    • Máy khuấy chìm.
    • Dàn đĩa thổi khí.

    Nguyên lý hoạt động của bể SBR

    Bể phản ứng sẽ hoạt động theo 1 chu trình khép kín và liên tục với 5 pha. Trong đó, có 4 pha chính và 1 pha phụ.

    • Pha chính bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng và rút nước.
    • Pha phụ: Pha nghỉ.

    Nguyên lý hoạt động của bể phản úng

    Pha làm đầy

    Đầu tiên nước thải sẽ được vận chuyển trực tiếp đến để và thực hiện quy trình xử lý trong thời gian khoảng 1 – 3 tiếng. Lúc này trong bể SBR sẽ diễn ra hoạt động theo từng mẻ lần lượt nối tiếp nhau với quy trình lần lượt: Làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa trộn và làm đầy – sục khí. Tất cả các quy trình này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào hàm lượng của BOD ở khu vực đầu vào.

    Trong pha làm đầy khi nước thải được bổ sung sẽ có kèm theo một số lượng thức ăn cho các vi khuẩn ở bên trong, điều này sẽ giúp làm thúc đẩy quá trình phản ứng sinh hóa.

    Pha sục khí

    Sục khí hay nói cách khác là làm thoáng bề mặt. Hoạt động này nhằm mục đích cung cấp oxy vào trong nước, khuấy đều ở trong bể. Hoạt động này sẽ giúp tạo ra các phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính. Quá trình này thường sẽ diễn ra trong vòng khoảng 2 giờ.

    Pha sục khí

    Trong pha sục khí, sẽ xảy ra quá trình chuyển hóa Nitơ từ dạng N - NH3 thành dạng N - NO2, rồi cuối cùng chuyển thành N - NO3. Đây là quá trình chuyển đổi Nitrat.

    Pha lắng

    Theo đúng tên gọi của pha, các chất sẽ được lắng đọng dưới nước. Vì muốn để các chất cần loại bỏ lắng đọng cần phải diễn ra trong môi trường tĩnh. Thời gian để các chất có thể lắng đọng hết sẽ rơi vào khoảng 2 tiếng.

    Pha rút nước

    Bùn hoạt tính sẽ được giữ lại, lượng nước sau lắng sẽ được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

    Bể phản ứng khá dễ vận hành cũng không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, nó vẫn còn vướng mắc một số nhược điểm. Vậy nên, bạn cần phải căn cứ vào yêu cầu và mục đích sử dụng của công ty mình để lựa chọn hệ thống phù hợp. Ngoài ra, nếu bạn vẫn cần thêm sự tư vấn về bể SBR hoặc các hệ thống xử lý nước thải có thể liên hệ trực tiếp với Toàn Á.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành

    • Hạt nhựa trao đổi ion: Xử lý nước hiệu quả, tiết kiệm
      Vật liệu lọc Hạt nhựa trao đổi ion: Xử lý nước hiệu quả, tiết kiệm
      Được phát triển từ đầu thế kỷ XX, đến nay hạt nhựa trao đổi ion đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp xử lý nước. Với khả năng vượt trội trong việc loại bỏ các tạp chất và ion độc hại trong nước như Ca2+ và Mg2+, hạt nhựa ion còn thường được gọi là hạt nhựa làm mềm nước, đang dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ xanh hiện nay. Không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước, chúng còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cùng Toàn Á JSC tìm hiểu sâu hơn về vai trò và ứng dụng của hạt nhựa trao đổi ion trong bài viết dưới đây!
    • Hạt ferman: chuyên gia hàng đầu khử sắt và mangan trong nước
      Vật liệu lọc Hạt ferman: chuyên gia hàng đầu khử sắt và mangan trong nước
      Trong bối cảnh ô nhiễm nguồn nước đang trở thành một vấn đề thách thức với con người thì việc nghiên cứu, tìm kiếm những vật liệu xử lý nước mới, thân thiện với môi trường và hiệu quả cao đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết. Đặc biệt hiện nay, nhiều gia đình vẫn đang sử dụng nước giếng khoan hay nước bề mặt để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Thực tế, đây là hai nguồn nước có tỷ lệ nhiễm Sắt và Mangan cao nhất. Hai kim loại này khi có mặt trong nước ở nồng độ cao, không chỉ gây ra các vấn đề về sức khỏe mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Việc tìm ra các giải pháp hiệu quả để xử lý nước nhiễm Sắt và Mangan không chỉ đảm bảo chất lượng nước sạch mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
    • Hạt Resin là gì? Đặc điểm và Ứng dụng trao đổi ion
      Vật liệu lọc Hạt Resin là gì? Đặc điểm và Ứng dụng trao đổi ion
      Hạt Resin là gì, tính chất, đặc điểm và ứng dụng của hạt trao đổi ion này sẽ là nội dung được các chuyên gia của Toàn Á chia sẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở nội dung dưới đây để giải đáp thắc mắc này.
    • Tổng kho vật liệu lọc nước giá rẻ - Toàn Á JSC
      Vật liệu lọc Tổng kho vật liệu lọc nước giá rẻ - Toàn Á JSC
      Tổng kho vật liệu lọc nước giá rẻ, chất lượng cao của Toàn Á JSC chuyên cung cấp các hạt xử lý nước tại Hà Nội và hầu khắp ở Việt Nam.
    • Cách phân biệt than hoạt tính và than thường đơn giản nhất
      Vật liệu lọc Cách phân biệt than hoạt tính và than thường đơn giản nhất
      Cách phân biệt than hoạt tính với than thường bằng nhiều cách đơn giản khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại than phù hợp với nhu cầu sử dụng hoặc phân biệt than hoạt tính thật và giả. Hiểu được điều đó, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn về vấn đề này trong bài viết dưới đây như sau:
    • Các loại vật liệu lọc nước hồ cá hiệu quả phổ biến hiện nay
      Vật liệu lọc Các loại vật liệu lọc nước hồ cá hiệu quả phổ biến hiện nay
      Các loại vật liệu lọc nước hồ cá tốt nhất sẽ giúp cho nước trong hồ luôn trong sạch. Từ đó, đảm bảo môi trường tốt nhất cho cá sinh trưởng và phát triển. Vậy, các vật liệu đó là gì? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.