Than hoạt tính khác gì than thường?
Than hoạt tính và than thường có cấu trúc và tính chất khác nhau. Than hoạt tính có diện tích bề mặt lớn hơn và được xử lý bằng phương pháp hoạt hóa để tạo ra các lỗ nhỏ trên bề mặt, giúp tăng khả năng hút các chất độc hại và tạp chất trong không khí hoặc nước. Trong khi đó, than thường không được xử lý như vậy và không có khả năng hút chất độc tố tốt như than hoạt tính.
Do đó, phân biệt than hoạt tính thật và giả là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng chúng.
Cách phân biệt than hoạt tính và than thường
Phân biệt than hoạt tính bằng độ cứng
Trên thực tế, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, bạn có thể rất khó để phân biệt được đâu là than hoạt tính, đâu là than thường. Tuy nhiên, thông qua việc tiếp xúc bạn cũng có thể xác định được hai loại than này bằng cách thử độ cứng.
Cách thức cụ thể như sau:
- Than thường độ cứng không cao. Vì vậy, chỉ cần một lực nhẹ, bạn đã có thể bẻ gẫy được chúng.
- Than hoạt tính có độ cứng tương đối cao. Vì vậy, bạn cần phải dùng lực mạnh hơn mới có thể phá bỏ được hình dạng ban đầu của nó.
Cách phân biệt than hoạt tính bằng nước
Bạn cũng có thể phân biệt được than hoạt tính với than thường bằng cách sử dụng nước. Cách áp dụng như sau:
- Chuẩn bị cốc nước bẩn.
- Cho than vào trong cốc.
- Để trong khoảng một thời gian nhất định.
- Nếu thấy có hiện tượng sủi bọt nước, nước trong cốc trở nên trong hơn thì đó là than hoạt tính.
- Ngược lại, nếu không có bất cứ thay đổi nào về tính chất nguồn nước thì đó có thể là than bình thường.
Kiểm tra tính kiềm
Than hoạt tính có khả năng làm tăng độ pH của nguồn nước và khiến cho nước trở nên kiềm hơn. Vì vậy, bạn cũng có thể phân biệt than hoạt tính theo các này.
Lấy một ít nước, sử dụng quỳ tím hoặc dụng cụ đo pH chuyên nghiệp để kiểm tra độ pH trong nước. Sau đó, cho than hoạt tính vào trong nước và đợi sau một khoảng thời gian. Tiếp tục kiểm tra lại độ pH của nước.
Nếu thấy nước trở nên kiềm hơn thì đó chứng tỏ là than hoạt tính. Ngược lại, nếu không thấy bất cứ sự biến đổi nào thì đó chính là than thường.
Sử dụng phương pháp đốt
Đốt than cũng là cách phân biệt than hoạt tính khá hiệu quả và dễ áp dụng.
Về cơ bản, than hoạt tính là loại than đã được xử lý qua nhiệt độ cao. Vì vậy, nó rất khó để bắt lửa và cháy. Đặc biệt là ở điều kiện môi trường bình thường. Tuy nhiên, than thường lại rất dễ để cháy.
- Nếu bạn đốt than ở điều kiện bình thường mà thấy khó cháy, lâu cháy thì đó là than hoạt tính.
- Nếu dễ bắt lửa, dễ cháy thì đó là than bình thường.
Cách phân biệt than hoạt tính dựa vào ngoại hình
Phương pháp này được áp dụng cho việc phân biệt than hoạt tính dạng bột. Cách thức áp dụng như sau:
- Bột than hoạt tính: Thường là bột mịn, hạt cực đều và khô. Khi qua sẽ thấy cảm giác óng ánh, lóng lánh khá đẹp mắt.
- Bột than thường: Bột có màu đen xì đặc trưng, không óng ánh. Dạng bột thô, không mịn, không đều nhau và đôi khi còn hơi ẩm ướt.
Phân biệt than hoạt tính bằng điện
Than hoạt tính có khả năng dẫn điện cực kỳ cao. Trong khi đó, than thường không đảm nhiệm được chức năng này. Vì vậy, bạn cũng có thể áp dụng cách này để phân biệt than hoạt tính.
Cách áp dụng như sau:
- Cho bút thử điện, bóng đèn chạm vào than hoạt tính.
- Nếu vật điện đó hoạt động thì đó chính là than hoạt tính.
- Nếu không có hiện tượng gì thì đó là than thường.
Cách phân biệt than hoạt tính nhờ khả năng lọc chlorine
Chlorine là hóa chất khử trùng trong nước được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Không chỉ dùng để xử lý nước thải mà còn cả nước máy tại các thành phố lớn. Mặc dù đem lại hiệu quả khử khuẩn cao nhưng hóa chất này thường để lại mùi tương đối khó chịu cho người dùng.
Than hoạt tính có khả năng loại bỏ chlorine có trong nước thông qua cơ chế hấp thụ mùi. Vì vậy, bạn cũng có thể thông qua cách này để phân biệt.
- Chuẩn bị một cốc nước có chứa hóa chất chlorine.
- Sau đó cho mẫu than vào bên trong và đợi một lát.
- Nếu mùi chlorine biến mất thì đó là than hoạt tính và ngược lại.
Lưu ý: Ở nồng độ nhẹ, chlorine trong nước có thể bay hơi sau một thời gian. Vì vậy, cần phải cho hóa chất này vào trong nước với nồng độ thích hợp.
Phân biệt dựa trên khả năng lọc khí
Cách áp dụng như sau:
- Chuẩn bị 3 lọ thủy tinh, 1 viên đồng, 2 nút bần. Trong đó, 1 nút có ống dẫn khí, 10ml dung dịch axit nitric đậm đặc và mẫu than.
- Điều chế khí NO2 bằng cách cho viên đồng vào 1 lọ thủy tinh rồi đổ dung dịch axit nitric đậm đặc vào. Việc làm này sẽ góp phần tạo ra phản ứng hóa học và thu được sản phẩm là khí NO2 màu nâu đỏ.
- Dùng nút bần có ống dẫn khí dậy lọ thủy tinh lại. Nối ống dẫn tới 2 lọ thủy tinh còn lại. Cho mỗi mẫu than vào một lọ thủy tinh và quan sát.
- Nếu ở lọ nào thấy mất đi màu nâu đỏ trong khói đó là than hoạt tính. Ngược lại, lọ nào không xảy ra hiện tượng gì thì đó là than thường.
Trên đây là 8 cách phân biệt than hoạt tính hiệu quả và khá dễ áp dụng mà các chuyên gia Toàn Á JSC vừa chia sẻ. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp là lựa chọn cách thức phù hợp nhất để phân biệt. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn từ các chuyên gia.