Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học đạt chuẩn, hiệu quả
Liên hệ

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học đạt chuẩn, hiệu quả

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học đạt chuẩn, hiệu quả

Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả xử lý cao, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, cũng giống như các công nghệ xử lý khác, phương pháp này vẫn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết các thông tin về xử lý nước thải bằng hóa chất như sau:

Nội dung bài viết

    Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học là gì?

    Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học là phương pháp sử dụng các phản ứng hoá học nhằm mục đích xử lý các chất độc hại, chất thải. Để quá trình diễn ra, cần phải sử dụng hoá chất để xúc tác hoặc phản ứng với các thành phần trong nước thải.

    Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học là gì?

    Các phương pháp hoá học xử lý bao gồm: Trung hoà, oxy hoá và khử, kết tủa hoặc phản ứng phân huỷ.

    Những phương pháp xử lý nước thải hoá học

    Biện pháp trung hoà

    Cơ chế của phương pháp này là sử dụng hoá chất có phản ứng hoá học với chất ô nhiễm Kết quả thu được tạo thành các cặn lắng, chất hòa tan hoặc các chất không gây độc hại cho môi trường và con người.

    Biện pháp trung hòa trong xử lý nước thải được thực hiện bằng nhiều cách như sau:

    • Trộn nước thải với hoá chất axit hoặc kiềm
    • Bổ sung các tác nhân hóa học trong nước thải
    • Lọc nước qua vật liệu lọc có tác dụng trung hòa nước thải
    • Hấp thụ khí axit bằng hoá chất kiềm hoặc hấp thụ Amoniac bằng nước axit.
    • Lượng bùn cặn được tạo ra trong quá trình trung hoà phụ thuộc vào nồng độ và thành phần chất thải.

    Phương pháp oxy hoá và khử

    Cơ chế của phương pháp này là sử dụng các chất oxy hoá như Clo, Clorat canxi, dioxit clo, hypoclorit, natri, bicromat kali, oxy không khí, ozon để làm sạch nước thải.

    Mục đích của quá trình oxy hoá và khử là chuyển các chất độc hại thành chất ít độc hơn. Sau đó, tách chúng ra khỏi nước. Phương pháp này cần sử dụng một lượng hóa chất tương đối lớn.

    Phương pháp keo tụ - kết tủa

    Phương pháp keo tụ và kết tủa sử dụng 2 quá trình bao gồm Hydroxit và canxi cacbonat. Mục đích chính là loại bỏ kim loại nặng trong nước thải như Ni, Mg, Cu. Các chất này sẽ kết tủa thành các cặn lớn, chìm xuống dưới đáy và loại bỏ bằng phương pháp làm lắng.

    Những phương pháp xử lý nước thải hoá học

    Tuỳ thuộc vào nồng độ và loại kim loại của nước thải mà cần có sự điều chỉnh nồng độ pH cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

    Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học

    Ưu điểm

    • Nguyên liệu hoá chất rất phổ biến trên thị trường, dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng, doanh nghiệp phân phối vật liệu xử lý nước. 
    • Hóa chất đa dạng, nhiều loại khác nhau. Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với công suất và đặc tính của nguồn nước thải.
    • Dễ dàng sử dụng và quản lý. Người dùng chỉ cần đọc, làm theo đúng hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của đơn vị bán hàng là có thể ứng dụng được.
    • Thời gian xử lý nhanh chóng. Dễ dàng loại bỏ các tạp chất ra khỏi nước thải.

    Nhược điểm

    • Chi phí cho xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học thường rất cao. Do đó, không phù hợp với các hệ thống xử lý có quy mô lớn.
    • Sau phản ứng hoá học có thể phát sinh sản phẩm phụ gây hại cho môi trường, sinh vật trong nước. Khi đó, cần có thêm quy trình xử lý phía sau.

    Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Toàn Á JSC về xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đem lại đã giúp các bạn nắm rõ các phương pháp xử lý hoá học, ưu điểm, nhược điểm. Từ đó, cân nhắc và lựa chọn áp dụng cho phù hợp. Nếu bạn đang cần được tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0913.543.469 để được giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ các giải pháp phù hợp.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành